Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Thời gian nghỉ sinh con đối với lao động nữ là bao lâu?

Theo quy định tại Bộ luật lao động quy định lao động nữ được nghỉ trước và sau khi sinh con 6 tháng. Trường hợp sinh đôi trở lên, cứ thêm một trẻ người mẹ lại được nghỉ thêm một tháng.

1. Quy định về thời gian nghỉ sinh con của lao động nữ

Trong thời gian nghỉ sinh, lao động nữ được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội. Nếu có nhu cầu, lao động nữ có thể nghỉ thêm một thời gian không hưởng lương theo thoả thuận với người sử dụng lao động.

Bên cạnh quy định thời gian làm việc không quá 8 giờ một ngày và 48 tiếng một tuần, người lao động cũng không được làm thêm quá 30 giờ một tháng và 200 giờ một năm, trừ một số trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định thì được làm thêm giờ không quá 300 giờ một năm.

Hàng năm, người lao động được nghỉ 10 ngày lễ, tết: Tết Nguyên đán (5 ngày), Tết Dương lịch, Giải phóng miền Nam, Quốc tế lao động, Quốc khánh, Giỗ Tổ Hùng Vương (1 ngày). Ngoài ra, còn có thêm các ngày nghỉ không hưởng lương như đám hiếu hỉ của cá nhân và bố mẹ, anh chị...

Bộ luật Lao động quy định, mức lương tối thiểu là mức thấp nhất trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất, trong điều kiện lao động bình thường và phải bảo đảm nhu cầu sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ. Mức lương này được xác định theo tháng, ngày, giờ và được xác lập theo vùng, ngành.

Căn cứ vào nhu cầu sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, điều kiện kinh tế - xã hội và mức tiền lương trên thị trường lao động Chính phủ công bố mức lương tối thiểu vùng trên cơ sở khuyến nghị của Hội đồng tiền lương quốc gia. Mức lương tối thiểu ngành được xác định thông qua thương lượng tập thể ngành, được ghi trong thỏa ước lao động tập thể ngành nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ công bố.

Độ tuổi nghỉ hưu ở điều kiện bình thường là đủ 55 tuổi 8 tháng đối với nữ và đủ 60 tuổi 6 tháng đối với nam. Với các công việc độc hại, nặng nhọc, nguy hiểm, ở vùng sâu, vùng xa, hải đảo... người lao động có thể nghỉ hưu trước tuổi. Còn người lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, làm công tác quản lý và một số trường hợp đặc biệt có thể kéo dài tuổi nghỉ hưu thêm không quá 5 năm so với quy định.

---

2. Trong thời gian nghỉ sinh con thì có được hưởng trợ cấp thất nghiệp không?

Câu hỏi:

Chào Luật Sư, em là nhân viên văn phòng, em có 1 số vấn đề cần luật sư tư vấn giúp:- Quá trình đóng BHXH ở công ty A như sau (làm được 12 năm): + tháng 5 đến 8/200x: tham gia đóng BHXH, tháng 9/200x: ko tham gia BHXH, từ tháng 10/200x đến 12/201x: thời gian đóng quỹ HT, TT của năm 201x là 11 năm 7 tháng, tháng 1/201x đến 7/201x: thời gian đóng quỹ HT, TT của năm 201x là 7 tháng --> tổng thời gian đóng quỹ HT, TT đến tháng 7/201x là 12 năm 2 tháng. --> tổng thời gian đóng BHTN chưa hưởng là 9 năm 7 tháng.

- Sau đó em nghỉ làm ở công ty A và có hưởng BHTN được 1 tháng. - 8/201x em thử việc ở công ty B đến tháng 10 em kí hợp đồng và làm việc cho đến nay.

- Trong khoảng thời gian từ tháng 8 đến tháng 10 thì em có thai mà không biết và làm việc cho đến nay. Vậy luật sư cho em hỏi: trường hợp của em có được hưởng chế độ thai sản không và nếu em xin nghỉ trước 1 tháng thì em vẫn hưởng chế độ hay mất luôn. Thời gian nghỉ sinh ở nhà nuôi con thì em có được hưởng BHTN không ?

Luật sư tư vấn giúp em và hướng dẫn các thủ tục giấy tờ cần thiết. Cám ơn.

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, vấn đề của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Thứ nhất, hưởng chế độ thai sản

- Điều kiện hưởng chế độ thai sản

Căn cứ vào Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về điều kiện hưởng chế độ thai sản như sau:

''1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

...

b) Lao động nữ sinh con;

...

2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

...

4. Người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của Luật này”.

Theo đó, khi bạn sinh con thì bạn sẽ được hưởng chế độ thai sản nếu bạn đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con, trường hợp bạn đã đủ điều kiện theo quy định tại khoản 2 Điều này mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc thì bạn vẫn được hưởng chế độ thai sản.

Thời gian 12 tháng trước khi sinh được xác định theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH như sau:

“1. Thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được xác định như sau: 

a) Trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi trước ngày 15 của tháng, thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi không tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi. 

b) Trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi từ ngày 15 trở đi của tháng và tháng đó có đóng bảo hiểm xã hội, thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi. Trường hợp tháng đó không đóng bảo hiểm xã hội thì thực hiện theo quy định tại điểm a khoản này”.

Như vậy, trường hợp bạn sinh con trước ngày 15 của tháng hoặc sinh con từ ngày 15 trở đi của tháng nhưng tháng đó bạn không đóng bảo hiểm xã hội thì tháng sinh con không được tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh.

Trường hợp bạn sinh con từ ngày 15 trở đi của tháng và tháng đó có đóng bảo hiểm xã hội, thì tháng sinh con được tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh.

- Thời gian hưởng chế độ thai sản.

Căn cứ vào khoản 1 Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội quy định về Thời gian hưởng chế độ khi sinh con như sau: “1. Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.

Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng”. Theo quy định này, bạn có thể nghỉ trước khi sinh tối đa 02 tháng và vẫn được hưởng chế độ thai sản nếu có đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh đã phân tích ở trên.

Thứ hai, hưởng trợ cấp thất nghiệp

Căn cứ theo Điều 49 Luật Việc làm 2013 quy định về điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp như sau:

“Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 43 của Luật này đang đóng bảo hiểm thất nghiệp được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:

1. Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp sau đây:

a) Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật;

b) Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;

2. Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 43 của Luật này; đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 43 của Luật này”.

Theo đó, bảo hiểm thất nghiệp chỉ đặt ra khi bạn đã chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đúng pháp luật và trong thời gian đó không có việc làm mới. Do vậy, trong thời gian nghỉ sinh con nếu bạn chưa chấm dứt hợp đồng lao động thì không thuộc trường hợp được hưởng trợ cấp thất nghiệp. Nếu trong thời gian trước khi sinh con hoặc trong thời gian nghỉ thai sản bạn chấm dứt hợp dồng lao động thì vẫn thuộc đối tượng được hưởng trợ cấp thất nghiệp.

3. Dịch vụ luật sư cung cấp trong lĩnh vực Lao động

Khi bạn có thắc mắc và liên hệ với Luật Minh Gia, Luật sư chúng tôi sẽ hướng dẫn, tư vấn để bạn nắm được các quy định về bảo hiểm thất nghiệp như:

+ Nắm được các điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp, chế độ thai sản;

+ Nắm được các trình tự, thủ tục hưởng chế độ thai sản, chế độ trợ cấp thất nghiệp;

+ Biết được những trường hợp nào được ủy quyền cho người khác hưởng trợ cấp thất nghiệp; thai sản...

Luật Minh Gia cung cấp dịch vụ Luật sư tư vấn pháp luật Lao động và thực diện dịch vụ pháp lý liên quan về Lao động như: Tư vấn về hợp đồng lao động; Tư vấn về tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; Kỷ luật và bồi thường vật chất; An toàn lao động, vệ sinh lao động; Giải quyết tranh chấp trong lao động và các vấn đề khác liên quan.

Trân trọng

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo