Triệu Lan Thảo

Thỏa thuận giữ lương của người lao động có đúng quy định pháp luật không?

Luật sư tư vấn quy định pháp luật về tiền lương của người lao động, người sử dụng lao động có được thỏa thuận giữ tiền lương của người lao động không? Hình thức trả lương pháp luật quy định như thế nào. Để tìm hiểu những vấn đề này bạn hãy gửi câu hỏi cho Luật Minh Gia hoặc tham khảo tình huống sau đây:

1. Luật sư tư vấn về lao động

Hiện nay, tình trạng doanh nghiệp giữ lại tiền lương của người lao động diễn ra rất phổ biến, việc giữ lương được thỏa thuận trong hợp đồng lao động. Rất nhiều người lao động đã bức xúc khi đến tháng nhận lương mà không được doanh nghiệp trả lương đầy đủ. Nhằm giúp cho người lao động hiểu luật, hiểu được các quyền lợi của mình khi tham gia quan hệ lao động, Luật Minh Gia xin lưu ý về việc giữ lương của người sử dụng lao động. Nếu bạn có bất kỳ vướng mắc nào hãy gửi câu hỏi đến chúng tôi hoặc Gọi: 1900.6169, chúng tôi sẽ hỗ trợ cho bạn.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm tình huống mà Luật Minh Gia tư vấn dưới đây:

2. Quy định pháp luật về người sử dụng lao động giữ lương của người lao động

Câu hỏi: Em làm bảo vệ tại 1 siêu thị nhưng lúc xin vào quản lí không lập hợp đồng lao động với em, và quy định là giam lương 25 ngày. Và tháng tiếp theo của 25 ngày do em không kịp làm thẻ atm nên không được nhận lương nhưng tháng kế tiếp nửa thì em chỉ nhận được 1 tháng đó mà không được nhận tháng em không kịp làm thẻ nhưng em báo với quản lí thì quản lí chỉ nói sẽ báo với cấp trên nhưng khi em xin nghỉ thì quản lí lại nói công ty không giải quyết lương cho em. Em muốn hỏi như vậy công ty có vi phạm pháp luật và em có thể kiện để đòi lại lương không ạ ?

Trả lời tư vấn. Cảm ơn bạn đã gửi yêu cầu tư vấn tới công ty Luật Minh Gia. Trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Thứ nhất, về việc giữ lương 25 ngày của bạn.

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 20 Bộ luật lao động năm 2012 quy định những hành vi người sử dụng lao động không được làm khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao độ

Điều 20. Những hành vi người sử dụng lao động không được làm khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động

1. Giữ bản chính giấy tờ tuỳ thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động.

2. Yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động.”

Như vậy, việc siêu thị giữ lại 25 ngày lương của bạn là trái pháp luật. Bạn có thể kiến nghị với siêu thị để trả bạn toàn bộ 25 ngày lương đó.

Và theo quy định tại Khoản 2 Điều 5 Nghị định 95/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 88/2015/NĐ-CP) thì siêu thị sẽ bị:

Điều 5. Vi phạm quy định về giao kết hợp đồng lao động

1. Phạt tiền người sử dụng lao động khi có một trong các hành vi: Không giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản đối với công việc có thời hạn trên 3 tháng; không giao kết đúng loại hợp đồng lao động với người lao động; giao kết hợp đồng lao động không đầy đủ các nội dung chủ yếu của hợp đồng lao động; giao kết hợp đồng lao động trong trường hợp thuê người lao động làm giám đốc trong doanh nghiệp có vốn của Nhà nước không theo quy định của pháp luật theo một trong các mức sau đây:

a) Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;

b) Từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;

c) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;

d) Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;

đ) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.

2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

a) Giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động;

b) Buộc người lao động thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động;

c) Giao kết hợp đồng lao động với người lao động từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi mà không có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật của người lao động.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc trả lại bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ đã giữ của người lao động đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này;

b) Buộc trả lại số tiền hoặc tài sản đã giữ của người lao động cộng với khoản tiền lãi của số tiền đã giữ của người lao động tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này.”

Thứ hai, về việc siêu thị không trả tiền lương tháng mà bạn chưa kịp làm thẻ ngân hàng

Theo quy định tại Điều 96 Bộ luật lao động 2012 quy định về nguyên tắc trả lương.

Điều 96. Nguyên tắc trả lương

Người lao động được trả lương trực tiếp, đầy đủ và đúng thời hạn.

Trường hợp đặc biệt không thể trả lương đúng thời hạn thì không được chậm quá 01 tháng và người sử dụng lao động phải trả thêm cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng lãi suất huy động tiền gửi do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm trả lương.

Như vậy việc siêu thị không trả lương cho bạn tháng đó là trái quy định của pháp luật. Bạn có thể kiến nghị trực tiếp lên công ty, nếu công ty vẫn không trả lương cho bạn thì bạn có thể kiến nghị lên Ủy ban nhân dân xã, phường hoặc Phòng lao động thương binh xã hội nơi siêu thị đó.

Và theo quy định tại Khoản 3 Điều 13 Nghị định 95/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 88/2015/NĐ-CP) thì siêu thị sẽ bị:

Điều 13. Vi phạm quy định về tiền lương

…………

“3. Phạt tiền người sử dụng lao động có một trong các hành vi: Trả lương không đúng hạn; trả lương thấp hơn mức quy định tại thang lương, bảng lương đã gửi cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện; không trả hoặc trả không đủ tiền lương làm thêm giờ, tiền lương làm việc ban đêm, tiền lương ngừng việc cho người lao động theo quy định của pháp luật; khấu trừ tiền lương của người lao động không đúng quy định của pháp luật; trả lương không đúng quy định cho người lao động khi tạm thời chuyển người lao động sang làm công việc khác so với hợp đồng lao động, trong thời gian tạm đình chỉ công việc, trong thời gian đình công, những ngày người lao động chưa nghỉ hàng năm theo một trong các mức sau đây:

a) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;

b) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;

c) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;

d) Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;

đ) Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.

………..

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn hỏi và quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp, bạn vui lòng gọi đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi để được hỗ trợ kịp thời.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Tư vấn nhanh