Nguyễn Nhàn

Phí công chứng là gì? Thù lao công chứng là gì?

Công chứng, chứng thực là thủ tục được thực hiện tại cơ quan có thẩm quyền, các cơ quan công chứng, chứng thực có thể là văn phòng công chứng tư nhân hoặc các cơ quan công chứng nhà nước. Khi đến thực hiện thủ tục công chứng, chứng thực người yêu cầu thủ tục sẽ phải nộp các khoản chi phí theo quy định. Vậy mức phí công chứng, chứng thực được quy định cụ thể thế nào, quý khách có thể tham khảo nội dung bài viết dưới đây:

1. Khái niệm phí công chứng, thù lao công chứng.

Phí công chứng được hiểu là khoản tiền mà người yêu cầu công chứng phải trả cho tổ chức hành nghề công chứng khi làm thủ tục công chứng. Theo quy định tại Điều 66 Luật công chứng năm 2014, phí công chứng bao gồm: Phí công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch, phí lưu giữ di chúc, phí cấp bản sao văn bản công chứng. Người yêu cầu công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch, lưu giữ di chúc, cấp bản sao văn bản công chứng phải nộp phí công chứng.

Thù lao công chứng là khoản tiền mà người yêu cầu công chứng phải trả khi yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng thực hiện việc soạn thảo hợp đồng, giao dịch, đánh máy, sao chụp, dịch giấy tờ, văn bản và các việc khác liên quan đến việc công chứng.

2. Mức thu phí công chứng, thù lao công chứng theo quy đinh của pháp luật

2.1. Mức thu phí công chứng

Hiện nay, Mức thu và cách tính phí công chứng được áp dụng chung trên cả nước theo Thông tư 257/2016/TT-BTC được sửa đổi tại Thông tư 111/2017/TT-BTC của Bộ Tài chính.

Căn cứ theo Điều 4 Thông tư 257/2016/TT-BTC sửa đổi bổ sung tại Thông tư 111/2017/TT-BTC mức thu phí công chứng được xác định như sau:

- Mức thu phí công chứng hợp đồng, giao dịch được xác định theo giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch

Thứ nhất, đối với việc công chứng các hợp đồng, giao dịch thì được tính dựa trên bảng như sau:

TT

Giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch

Mức thu

(đồng/trường hợp)

1

Dưới 50 triệu đồng

50 nghìn

2

Từ 50 triệu đồng đến 100 triệu đồng

100 nghìn

3

Từ trên 100 triệu đồng đến 01 tỷ đồng

0,1% giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch

4

Từ trên 01 tỷ đồng đến 03 tỷ đồng

01 triệu đồng + 0,06% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 01 tỷ đồng

5

Từ trên 03 tỷ đồng đến 05 tỷ đồng

2,2 triệu đồng + 0,05% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 03 tỷ đồng

6

Từ trên 05 tỷ đồng đến 10 tỷ đồng

3,2 triệu đồng + 0,04% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 05 tỷ đồng

7

Từ trên 10 tỷ đồng đến 100 tỷ đồng

5,2 triệu đồng + 0,03% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 10 tỷ đồng.

8

Trên 100 tỷ đồng

32,2 triệu đồng + 0,02% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 100 tỷ đồng (mức thu tối đa là 70 triệu đồng/trường hợp).

 

Thứ hai, đối với việc công chứng hợp đồng thuê quyền sử dụng đất; thuê nhà ở; thuê, thuê lại tài sản thì được tính dựa trên bảng như sau:

 

TT

Giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch (tổng số tiền thuê)

Mức thu

(đồng/trường hợp)

1

Dưới 50 triệu đồng

40 nghìn

2

Từ 50 triệu đồng đến 100 triệu đồng

80 nghìn

3

Từ trên 100 triệu đồng đến 01 tỷ đồng

0,08% giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch

4

Từ trên 01 tỷ đồng đến 03 tỷ đồng

800 nghìn đồng + 0,06% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 01 tỷ đồng

5

Từ trên 03 tỷ đồng đến 05 tỷ đồng

02 triệu đồng + 0,05% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 03 tỷ đồng

6

Từ trên 05 tỷ đồng đến 10 tỷ đồng

03 triệu đồng + 0,04% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 05 tỷ đồng

7

Từ trên 10 tỷ đồng

05 triệu đồng + 0,03% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 10 tỷ đồng (mức thu tối đa là 8 triệu đồng/trường hợp)

 

Thứ ba, đối với việc công chứng hợp đồng mua bán tài sản đấu giá (tính trên giá trị tài sản) được tính dựa trên bảng như sau:

 

TT

Giá trị tài sản

Mức thu

(đồng/trường hợp)

1

Dưới 5 tỷ đồng

90 nghìn

2

Từ 5 tỷ đồng đến dưới 20 tỷ đồng

270 nghìn

3

Trên 20 tỷ đồng

  1. nghìn

 

- Mức thu phí đối với việc công chứng hợp đồng, giao dịch không theo giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch:

 

TT

Loại việc

Mức thu

(đồng/trường hợp)

1

Công chứng hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp

40 nghìn

2

Công chứng hợp đồng bảo lãnh

100 nghìn

3

Công chứng hợp đồng ủy quyền

50 nghìn

4

Công chứng giấy ủy quyền

20 nghìn

5

Công chứng việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng, giao dịch

40 nghìn

6

Công chứng việc hủy bỏ hợp đồng, giao dịch

25 nghìn

7

Công chứng di chúc

50 nghìn

8

Công chứng văn bản từ chối nhận di sản

20 nghìn

9

Các công việc công chứng hợp đồng, giao dịch khác

40 nghìn

 

- Mức thu phí nhận lưu giữ di chúc: 100 nghìn đồng/trường hợp

- Mức thu phí cấp bản sao văn bản công chứng: 05 nghìn đồng/trang, từ trang thứ ba trở lên thì mỗi trang thu 03 nghìn đồng nhưng tối đa không quá 100 nghìn đồng/bản

- Phí công chứng bản dịch: 10 nghìn đồng/trang với bản dịch thứ nhất. Bản dịch thứ 2 trở lên thu 05 nghìn đồng/trang đối với trang thứ nhất, trang thứ 2; từ trang thứ 3 trở lên thu 03 nghìn đồng/trang nhưng mức thu tối đa không quá 200 nghìn đồng/bản.

2.2. Mức thù lao công chứng

Hiện nay, mức thù lao công chứng được ghi nhận tại khoản 2, Điều 67 Luật Công chứng năm 2014 quy định: “Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành mức trần thù lao công chứng áp dụng đối với các tổ chức hành nghề công chứng tại địa phương. Tổ chức hành nghề công chứng xác định mức thù lao đối với từng loại việc không vượt quá mức trần thù lao công chứng do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành và niêm yết công khai các mức thù lao tại trụ sở của mình. Tổ chức hành nghề công chứng thu thù lao cao hơn mức trần thù lao và mức thù lao đã niêm yết thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.”.

Như vậy, theo quy định trên, mức thù lao công chứng sẽ được tổ chức hành nghề công chứng tự do xác định dựa trên mức trần do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành. Điều này sẽ dẫn đến việc mức trần thù lao công chứng giữa các tỉnh có thể khác nhau và mức thù lao công chứng giữa các tổ chức hành nghề công chứng cũng có thể khác nhau.

Có thể thấy rằng quy định của pháp luật về mức thù lao công chứng mang tính linh hoạt cao. Luật Công chứng chỉ quy định mang tính chất định khung, các quy định khác do Ủy ban nhân dân tỉnh căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh mình để đưa ra mức trần sao cho phù hợp nhất. Mức trần đó phải được xem xét kỹ lưỡng, vừa bảo vệ quyền lợi cho người yêu cầu công chứng, vừa đảm bảo quyền lợi cho tổ chức hành nghề công chứng.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo