Nguyễn Nhàn

Ô nhiễm nguồn nước là gì? Gây ô nhiễm nước xử lý thế nào?

Trong những năm vừa qua, thực trạng ô nhiễm môi trường ở nước ta diễn ra ngày càng phổ biến, gây nguy hại đặc biệt nghiêm trọng đến môi trường sống của toàn nhân loại. Đặc biệt là ở các thành phố lớn, các khu công nghiệp hiện nay chưa xử lý tốt chất thải nguy hại, thậm chí có doanh nghiệp không xử lý chất thải mà xả thẳng ra môi trường.

Mỗi năm, tỷ lệ người tử vong do nguồn nước bẩn hoặc mắc bệnh ung thư do nguồn nước bẩn ngày càng tăng cao với những con số đáng báo động. Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó phần lớn là những nguyên nhân do chủ quan.

Vì vậy, để góp phần nâng cao công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật; giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường nói chung và ô nhiễm môi trường nước nói riêng, Công ty Luật Minh Gia đem đến cho quý khách hành một số khía cạnh pháp lý liên quan đến vấn đề ô nhiễm nguồn nước và xử lý hành vi gây ô nhiễm nguồn nước theo quy định của pháp luật như sau:

1. Ô nhiễm nguồn nước là gì?

Như chúng ta đã biết, nguồn nước sạch là nguồn tài nguyên hữu hạn nhưng chúng đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự sống của con người nói riêng và sự sống của trái đất nói chung.

Trước thực trạng nguồn nước sạch đang cạn kiệt dần và đang ngày càng bị ô nhiễm bởi con người, pháp luật môi trường của Việt Nam đã sớm có những quy định điều chỉnh để bảo vệ nguồn nước và bảo vệ môi trường.

Theo quy định tại Khoản 12 Điều 3 Luật Môi trường năm 2014 quy định:

“Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi tính chất vật lý, hóa học, sinh học của thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường, tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, sinh vật và tự nhiên.”

Cũng theo quy định tại Luật Môi trường năm 2014 xác định các thành phần của môi trường là những yếu tố vật chất tạo thành môi trường bao gồm đất, nguồn nước, không khí, sinh vật, âm thanh, ánh sáng và các hình thái vật chất khác.

Từ những quy định trên đây có thể thấy ô nhiễm nguồn nước là một dạng ô nhiễm môi trường, là sự biến đổi tính chất vật lý, hóa học, sinh học của nước không phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, sinh vật và tự nhiên.

2. Gây ô nhiễm nước xử lý như thế nào

Xuất phát từ tầm quan trọng của nguồn nước đối với sự sống của con người, pháp luật Việt Nam đã có những quy định cụ thể về cách thức bảo vệ môi trường và những chế tài xử phạt nghiêm khắc đối với hành vi gây ô nhiễm, hủy hoại môi trường. Tùy theo tính chất, mức độ nguy hiểm mà hành vi gây ô nhiễm môi trường có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Theo quy định của pháp luật hiện hành có rất nhiều hành vi có thể bị xử phạt vi phạm hành chính liên quan đến ô nhiễm nguồn nước, điển hình có thể kể đến một số hành vi và mức xử phạt như sau:

Điều 12. Vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường tại cơ sở, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp, khu kinh doanh và dịch vụ tập trung, làng nghề và khu nuôi trồng thủy sản

3. Hành vi vi phạm quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động kinh doanh hạ tầng cụm công nghiệp bị xử phạt như sau:

d) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với hành vi không có hệ thống thu gom nước mưa và nước thải riêng biệt theo quy định;

đ) Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi xây lắp hệ thống xử lý nước thải tập trung không đúng quy định hoặc không đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường theo quy định;

e) Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với hành vi không có hệ thống xử lý nước thải tập trung theo quy định.

…”

Trường hợp người nào cố tình chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường các chất thải nguy hại ra môi trường với số lượng nhất định thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 235 Bộ luật Hình sự năm 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017 như sau:

Điều 235. Tội gây ô nhiễm môi trường

1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

a) Chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường trái pháp luật từ 1.000 kilôgam đến dưới 3.000 kilôgam chất thải nguy hại có thành phần nguy hại đặc biệt vượt ngưỡng chất thải nguy hại theo quy định của pháp luật hoặc có chứa chất phải loại trừ theo Phụ lục A Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy hoặc từ 3.000 kilôgam đến dưới 10.000 kilôgam chất thải nguy hại khác;

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a) Chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường trái pháp luật 5.000 kilôgam trở lên chất thải nguy hại có thành phần nguy hại đặc biệt vượt ngưỡng chất thải nguy hại theo quy định của pháp luật hoặc có chứa chất phải loại trừ theo Phụ lục A Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy hoặc 50.000 kilôgam trở lên chất thải nguy hại khác;

…”

Mặc dù các quy định của pháp luật hiện hành tương đối nghiêm khắc đối với hành vi gây ô nhiễm môi trường nói chung và ô nhiễm nguồn nước nói riêng nhưng thực tế thi hành pháp luật cho thấy việc khắc phục hậu quả, khôi phục môi trường sau khi xử phạt vi phạm hành chính, truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các cá nhân, tổ chức vi phạm là rất khó khăn và phần lớn là không thể khôi phục được môi trường như hiện trạng ban đầu. Chính vì vậy, cần nâng cao việc tuyên truyền, giáo dục để giữ gìn môi trường sống chung, để mỗi người nhận thức rõ việc giữ gìn môi trường không phải trách nhiệm riêng của mỗi ai mà là nhiệm vụ của mỗi quốc gia trên thế giới.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo