Muốn giành quyền nuôi con cần những điều kiện gì?
1. Luật sư tư vấn Luật Hôn nhân và gia đình
Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ, chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án. Khi giải quyết cho vợ, chồng ly hôn có thể phát sinh các vấn đề kéo theo như phân chia tài sản chung, giành quyền nuôi con sau khi ly hôn,… Theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình hiện hành không có quy định cụ thể về việc xác định tiêu chí giao con cho một bên nuôi dưỡng, chăm sóc sau khi ly hôn mà việc xác định các điều kiện của vợ, chồng trực tiếp nuôi dưỡng con sau khi ly hôn hoàn toàn phụ thuộc vào chứng cứ chứng minh của đương sự và sự nhận định của Thẩm phán trực tiếp giải quyết vụ việc. Do đó, nếu bạn đang gặp phải những vấn đề vướng mắc liên quan đến việc giành quyền nuôi con sau khi ly hôn, bạn có thể gửi câu hỏi cho chúng tôi hoặc Gọi: 1900.6169 để được tư vấn, hỗ trợ về thủ tục pháp lý.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo tình huống chúng tôi tư vấn sau đây để có thêm kiến thức bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
2. Tư vấn điều kiện giành quyền nuôi con
Nội dung đề nghị tư vấn: Thưa Luật sư tôi chỉ làm công nhân hợp đồng hết việc là công ty cho nghỉ còn chồng tôi làm công nhân nhà nước công việc ổn định. Con trai tôi sinh ngày 29/5/2012 tính đến nay đã hơn 3 triệu. Liệu ra tòa ly hôn tôi có được quyền nuôi con không? Tôi cũng xin nói thêm lúc trước tôi ly thân chồng 6 tháng tôi đã không mang con theo vì gia đình chồng không cho. Tôi về thăm con thì bị chồng đánh tôi đã không về trong gần 3 tháng. Xin hỏi như vậy tôi có bị khó khăn trong việc nhận nuôi con khi mà có ly hôn chồng tôi cũng không cho nuôi còn dọa dẫm này nọ. Tôi phải làm sao?
Mong luật sư giúp. Tôi xin cám ơn.
Muốn giành quyền nuôi con cần những điều kiện gì?
Trả lời: cảm ơn bạn đã gửi nội dung đề nghị tư vấn tới Công ty Luật Minh Gia chúng tôi, trường hợp của bạn chúng tôi xin được tư vấn như sau:
Thứ nhất, tại Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 có quy định về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn như sau:
“Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn
1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con”.
Vậy, về nguyên tắc, việc ai là người nuôi con sau khi ly hôn có thể được các bên đương sự (vợ, chồng) tự thỏa thuận với nhau và được tòa án ghi nhận trong bản án. Sau khi ly hôn, vợ, chồng vẫn có nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con khi chưa thành niên (dưới 18 tuổi) hoặc đã thành niên nhưng bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
Thứ hai, tại Điều 82 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 có quy định về nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn như sau:
“Điều 82. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.
2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.
Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó”.
Vậy, người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng (mức cấp dưỡng tùy theo điều kiện kinh tế hoặc theo thỏa thuận) để người kia chăm sóc, nuôi dưỡng đến khi trưởng thành.
Thứ ba, tại Điều 83 của luật còn quy định về nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ trực tiếp nuôi con đối với người không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn như sau:
“1. Cha, mẹ trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu người không trực tiếp nuôi con thực hiện các nghĩa vụ theo quy định tại Điều 82 của Luật này; yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình tôn trọng quyền được nuôi con của mình.
2. Cha, mẹ trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con”.
Như vậy, trong trường hợp của chị, chồng chị muốn giành quyền nuôi con và chị cũng muốn giành quyền nuôi con thì tòa án sẽ căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt và hướng tới tương lai tốt đẹp của con. Các quyền lợi đó có thể là: điều kiện học tập, điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng, đi lại… người nào có điều kiện tốt hơn về tài sản, thu nhập, công việc … - nói một cách dễ hiểu là có nhiều tiền hơn, thì sẽ có lợi thế hơn trong việc giành quyền nuôi con, trường hợp của chị hiện tại anh chồng đang có lợi thế hơn. Tuy nhiên, người mẹ (vợ) lại thường có lợi thế hơn về mặt tình cảm, đạo đức, phương pháp nuôi dạy con cái. Vậy, nếu như chị chứng minh được chồng chị có những “thói hư tật xấu” như ham vui rượu bia, vũ phu đối với con hoặc không đôn đốc chuyện học hành của con cái… để có ưu thế về giành quyền nuôi con. Trường hợp của chị chúng tôi chỉ có thể tư vấn một cách chung nhất, chị căn cứ vào những gì chúng tôi đã phân tích như trên để xác định mình có lợi thế về việc giành quyền nuôi con hay không. Bởi vấn đề của chị còn phụ thuộc vào phán quyết của tòa án cùng những chứng cứ chứng minh cho lợi thế về quyền nuôi con của chị.
-----------------
Câu hỏi thứ 2 - Tư vấn về việc đăng ký khai sinh cho con
Xin chào anh chị ạ. Em có câu hỏi muốn hỏi anh chị thế này ạ. Em quê gốc ở Hải Dương, hiện tại em đang sinh sống và làm việc ở Hải Phòng. Trước khi làm việc ở đây em đã cắt khẩu ở trên Hải Dương và nhập khẩu ở nhà cô em ở xã N Huyện A, Hp. Sau khi lấy vợ dưới Hải phòng em sinh cháu. Do chưa có hộ khẩu dưới Hải Phòng em đã để con em theo địa chỉ của mẹ là ở T, Hải phòng. Bây giờ em đã có nhà cửa và đã được tách khẩu riêng, nhưng khi nhập khẩu vợ và con về thì ủy ban xã N không đồng ý với việc con em lẽ ra phải được khai sinh ở trên Hải dương chứ không phải quê mẹ. Bây giờ em về huyện T xin xác nhận lại việc nơi sinh con em nhưng họ không đồng ý. Vì thực tế em đã cắt khẩu xuống dưới HP rồi. Anh chị cho em xin câu trả lời dược không ạ.
Trả lời: Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi tư vấn như sau:
Tại Điều 13 Luật hộ tịch 2014 (có hiệu lực từ này 01/01/2016) quy định như sau:
"Điều 13. Thẩm quyền đăng ký khai sinh
Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ thực hiện đăng ký khai sinh."
Theo đó, thẩm quyền đăng ký khai sinh cho con là nơi cư trú của cha hoặc mẹ. Chứ không chỉ có nơi người cha như việc trả lời của UBND xã N.
Anh/chị tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình!
Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất