Cao Thị Hiền

Giấy khám sức khỏe là gì? Mua bán GKSK làm việc có vi phạm?

Giấy khám sức khỏe là một loại giấy tờ cần thiết trong bộ hồ sơ xin việc. Để hoàn thiện hồ sơ này thì nhất định người lao động cần tiến hành khám sức khỏe để được bệnh viện, cơ sở y tế cấp giấy chứng nhận về điều kiện sức khỏe. Tuy nhiên, hiện nay hiện tượng mua bán giấy khám sức khỏe trở nên vô cùng phổ biến. Chúng ta dễ dàng bắt gặp các bài đăng rao bán giấy khám sức khỏe trên các trang mạng xã hội hay dịch vụ ship tận nơi giấy khám sức khỏe cho những người có nhu cầu. Mặc dù, hành vi buôn bán loại "sản phẩm" này là trái quy định pháp luật, nhưng nhiều người vẫn làm vì lợi nhuận đáng kể và một phần vì thiếu hiểu biết. Một số người vẫn còn thắc mắc rằng người bán là vi phạm vì làm giả giấy tờ, vậy người mua giấy khám sức khỏe có vi phạm không? Nếu thuộc trường hợp vi phạm thì bị xử lý như thế nào? Trong bài viết dưới đây, Luật Minh Gia sẽ cung cấp kiến thức liên quan và giải đáp những thắc mắc nêu trên. Mời bạn đọc tham khảo.

1. Giấy khám sức khỏe là gì?

Giấy khám sức khỏe là một loại giấy tờ được cơ sở y tế, bệnh viện cấp cho người đăng ký khám sức khỏe để xác nhận tổng quát về tình trạng sức khỏe. Giấy khám sức khỏe được sử dụng phổ biến khi người lao động đi xin việc; học sinh, sinh viên nhập học; công dân kết hôn với người nước ngoài...

2. Quy định về giấy khám sức khoẻ

Tại Khoản 1 Điều 8 Thông tư 14/2013/TT-BYT quy định về Cấp Giấy khám sức khỏe như sau:

1. Giấy khám sức khỏe được cấp 01 (một) bản cho người được khám sức khỏe. Trường hợp người được khám sức khỏe có yêu cầu cấp nhiều Giấy khám sức khỏe thì cơ sở khám sức khỏe thực hiện như sau:

a) Tiến hành việc nhân bản (photocopy) Giấy khám sức khỏe đã có chữ ký của người kết luận trước khi đóng dấu. Số lượng Giấy khám sức khỏe được nhân bản theo yêu cầu của người được khám sức khỏe;

b) Sau khi tiến hành việc nhân bản, thực hiện việc dán ảnh, đóng dấu giáp lai vào Giấy khám sức khỏe bản photocopy và đóng dấu theo quy định tại Khoản 3 Điều 7 Thông tư này.

Theo quy định trên thì giấy khám sức khỏe được cấp 1 bản cho người khám sức khỏe. Người dân cần phải đến cơ sở y tế, bệnh viện thực hiện theo các trình tự, thủ tục để được cấp giấy khám sức khỏe. Cơ sở khám sức khỏe sẽ đối chiếu ảnh, đóng dấu giáp lai vào ảnh, kiểm tra, đối chiếu các giấy tờ chứng minh nhân thân và hướng dẫn quy trình khám sức khỏe. Sau khi khám, cá nhân sẽ được trả giấy khám sức khỏe có kết luận của bác sĩ. Giấy khám sức khỏe chỉ có giá trị sử dụng khi có xác nhận của trưởng khoa hoặc của bác sĩ khám trực tiếp cho người đó.

Ngoài ra, Điều 8 Thông tư 14/2013/TT-BYT cũng quy định về thời hạn của giấy khám sức khỏe như sau:

- Giấy khám sức khỏe có giá trị trong thời hạn 12 (mười hai) tháng kể từ ngày ký kết luận sức khỏe; Đối với khám sức khỏe cho người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thì giá trị của Giấy khám sức khỏe theo quy định của quốc gia hoặc vùng lãnh thổ mà người lao động Việt Nam đến làm việc;

-  Kết quả khám sức khỏe định kỳ có giá trị sử dụng theo quy định của pháp luật.

3. Mua giấy khám sức khoẻ làm việc có vi phạm không?

Việc khám và được cung cấp giấy khám sức khỏe phải tuân thủ các trình tự, thủ tục được quy định trong Thông tư 14/2013/TT - BYT về hướng dẫn khám sức khỏe. Trường hợp không tuân thủ hoặc không đến khám sức khỏe thực tế mà mua giấy khám sức khỏe (dù giấy khám sức khỏe đúng là do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp với con dấu và chữ ký chính xác) đều coi là giấy khám sức khỏe giả.

Theo đó, hành vi mua giấy khám sức khỏe và sử dụng giấy khám sức khỏe giả để bổ sung vào hồ sơ làm việc, hồ sơ tuyển dụng là hành vi thể hiện tính thiếu trung thực và vi phạm quy định pháp luật vì sử dụng giấy tờ làm giả của cơ quan nhà nước nhằm thu lợi bất chính.

Theo Điều 341 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 quy định tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức như sau:

“Điều 341. Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức

1. Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội 02 lần trở lên;

c) Làm từ 02 đến 05 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác;

d) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng;

đ) Thu lợi bất chính từ 10.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;

e) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a) Làm 06 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác trở lên;

b) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;

c) Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Theo quy định trên thì người nào có hành vi sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả của cơ quan, tổ chức thực hiện hành vi trái pháp luật thì bị phạt, tùy vào tính chất và mức độ của hành vi vi phạm mà có thể bị phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù tối đa lên đến 7 triệu đồng.

Ngoài ra, hành vi mua giấy khám sức khỏe để bổ sung vào hồ sơ xin việc, nếu bị phát hiện thì có thể bị các doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị xử lý kỷ luật như cách chức hay không tiếp tục bổ nhiệm hoặc bị buộc thôi việc.

Tại Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định các hình thức kỷ luật đối với công chức, viên chức như sau:

- Sử dụng giấy tờ không hợp pháp để được bầu, phê chuẩn, bổ nhiệm vào chức vụ sẽ bị áp dụng hình thức cách chức đối với cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý (Khoản 4 Điều 12) và đối với viên chức quản lý (Khoản 4 Điều 18).

 - Sử dụng văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận, xác nhận giả hoặc không hợp pháp để được tuyển dụng vào cơ quan, tổ chức, đơn vị sẽ bị buộc thôi việc đối với công chức (Khoản 3 Điều 13) và cả đối với với viên chức (Khoản 4 Điều 19).

---

4. Mua bán giấy khám sức khỏe bị xử lý thế nào?

Câu hỏi:

Chào luật sư. Em 27 tuổi, hiện e đang có bé đc 6 tháng tuổi bé sinh 6/9/17. Thứ2 vừa rồi em đc công an gọi lên về việc mua bán giấy khám sức khoẻ giả. E khai nhận là mình mua bán 500 tờ giấy và lãi đc 2-3 triệu đồng, trong khoảng 3/17 đến 6/17 sau đó e nghỉ vì bầu to và tháng 9 e sinh e bé, sau đó 12/17, 1/18 e có bán lại giấy khám. Do đường dây mua bán của em bị bắt và zalo gmail của người kia còn lưu tin nhắn của em. Trong khi đó zalo face của em thì đã xoá tài khoản, lúc e mua giấy khám lần đầu tiên để đi xin việc thì ng bán có nói với em là giấy thật của viện giao thông vận tải và có người nhà làm ở đó. E cần giấy nộp và thấy kế toán cũng bảo là giấy thật. Sau đó e đc công an gọi lên thì e mới biết đó là giấy giảLuật sư cho e hỏi hành vi của e là bị phạt như thế nào ạ? Còn e nghe nói là con em đc 36 tháng thì e đi tù từ 5 năm đến 7 năm ạ? Hôm đó lên e trình báo xong và đc chồng trên danh nghĩa bảo lãnh về vì con nhỏ 6 tháng ạ. Em cảm ơn luật sư.

Trả lời tư vấn:

Cảm ơn chị đã tin tưởng và gửi yêu cầu tới Công ty Luật Minh gia chúng tôi, vấn đề chị đưa ra chúng tôi tư vấn như sau:

Thứ nhất, về hành vi mua bán giấy tờ giả của cơ quan nhà nước.

Căn cứ Điều 342 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định:

Điều 342. Tội chiếm đoạt, mua bán, tiêu hủy con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức

1. Người nào chiếm đoạt, mua bán hoặc tiêu hủy trái phép con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức không thuộc tài liệu bí mật nhà nước hoặc bí mật công tác, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

a) Có tổ chức;

b) Thu lợi bất chính 10.000.000 đồng trở lên;

c) Để thực hiện hành vi trái pháp luật;

d) Tái phạm nguy hiểm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm."

Đối với trường hợp của chị: mua bán 500 tờ giấy khám sức khỏe giả và lãi được 2-3 triệu đồng; sau thời gian sinh em bé, chị tiếp tục thực hiện hành vi này. Do đó tùy vào mức độ hành vi và số tiền chị có được từ việc bán giấy tờ giả này thì chị sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều luật nêu trên. Do trường hợp của chijlaf mua bán giấy tờ giả có tổ chức, nên khả năng cao sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự với khung hình phạt từ 02 năm đến 05 năm tù.

Thứ hai, tạm hoãn chấp hành hình phạt tù đối với người nuôi con dưới 36 tháng tuổi.

Căn cứ khoản 1 Điều 67 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định:

Điều 67. Hoãn chấp hành hình phạt tù

1. Người bị xử phạt tù có thể được hoãn chấp hành hình phạt trong các trường hợp sau đây:

a) Bị bệnh nặng thì được hoãn cho đến khi sức khỏe được hồi phục;

b) Phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, thì được hoãn cho đến khi con đủ 36 tháng tuổi;

c) Là người lao động duy nhất trong gia đình, nếu phải chấp hành hình phạt tù thì gia đình sẽ gặp khó khăn đặc biệt, được hoãn đến 01 năm, trừ trường hợp người đó bị kết án về các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác là tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;

d) Bị kết án về tội phạm ít nghiêm trọng, do nhu cầu công vụ, thì được hoãn đến 01 năm.

..."

Theo thông tin chị đưa ra: chị sinh em bé vào ngày 6/9/2017, tức đến thời điểm hiện tại chị dang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, nếu hành vi của chị cấu thành tội phạm và phải áp dụng hình phạt tù thì chị được hoãn hình phạt tù cho đến con chị đủ 36 tháng tuổi.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo