Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Mẫu tờ khai bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm thất nghiệp, BH Y tế

Hiện nay, có nhiều công ty không tham gia bảo hiểm xã hội cho những người lao động đủ điều kiện đóng dẫn đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ bị ảnh hưởng. Vậy, người lao động nên xử lý như thế nào để bảo vệ quyền lợi chính đáng của họ, để tham gia BHXh cần sử dụng mẫu tờ khai tham gia bảo . Công Ty Luật TNHH Minh Gia xin tư vấn về cách thức xử lý các như sau:

1. Tư vấn về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp

- Bảo hiểm xã hội là quyền lợi mà người lao động được đóng, hưởng khi họ tham gia quan hệ lao động. Để bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng của mình, người lao động khi đủ điều kiện tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp có quyền đề nghị người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm cho họ. Và công ty phải có trách nhiệm tham gia bảo hiểm cho những người lao động đủ điều kiện đóng. Việc công ty không tham gia bảo hiểm cho người lao động là hành vi vi phạm pháp luật.

- Nếu bạn chưa nắm rõ các quy định pháp luật về bảo hiểm hay quyền lợi của người lao động hay trách nhiệm của công ty về các vấn đề của bảo hiểm, quý khách hàng có thể liên hệ với công ty Luật Minh Gia thông qua hình thức gửi Email tư vấn hoặc liên hệ qua tổng đài 1900.6169 để được hỗ trợ tư vấn về các vấn đề mình đang vướng mắc.

2. Mẫu đơn đề nghị tham gia bảo BHXH, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp

-----

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 

-------------

 

GIẤY ĐỀ NGHỊ

Về việc tham gia….(1)….

 

Kính gửi: .............(2) ...................

Tên tôi là: ......................................

Địa chỉ:..........................................

Tôi đã tham gia ....(1).... theo hợp đồng lao động số... ngày ... tháng ... năm … với ….(3)….

Nay hợp đồng lao động trên đã ....(4).... từ ngày ... tháng ... năm … nên không tham gia... (1)... từ ngày ... tháng ... năm …

Đề nghị ...(2).... sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động và làm thủ tục tham gia ...(1)... cho tôi kể từ ngày ... tháng ... năm … theo quy định.

Hồ sơ gửi kèm gồm hợp đồng lao động đã ...(4).... và …..(5).../.

 

...., ngày …. tháng ….. năm 20….

NGƯỜI ĐỀ NGHỊ

(Chữ ký)

Họ và tên

Ghi chú:

(1) Bảo hiểm xã hội bắt buộc hoặc bảo hiểm thất nghiệp hoặc bảo hiểm y tế bắt buộc.

(2) Tên người sử dụng lao động của hợp đồng lao động có trách nhiệm tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hoặc bảo hiểm thất nghiệp hoặc bảo hiểm y tế bắt buộc.

(3) Tên người sử dụng lao động của hợp đồng lao động đã sửa đổi, bổ sung hoặc chấm dứt hợp đồng lao động.

(4) Sửa đổi, bổ sung hoặc chấm dứt hoặc có mức lương thấp hơn đối với trường hợp đề nghị tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc.

(5) Sổ bảo hiểm xã hội đối với trường hợp đề nghị tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc; Thẻ bảo hiểm y tế đối với trường hợp đề nghị tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc và các giấy tờ khác liên quan (nếu có).

- Biểu mẫu trên đây mang tính tham khảo, quý khách hàng nên tham khảo ý kiến tư vấn của luật sư hoặc tìm hiểu thêm quy định pháp luật tại thời điểm áp dụng, Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hộ trợ pháp lý khác quý vị vui lòng liên hệ bộ phận luật sư trực tuyến của chúng tôi để được giải đáp

----

3. Tư vấn thắc mắc về việc tham gia bảo hiểm xã hội

Câu hỏi:

Chào luật sư. Em hiện đang làm việc tại một trường mầm non tư thục. Em làm việc được 5 năm, và hợp đồng của em là hợp đồng không thời hạn. Em đã viết đơn xin nghỉ vào ngày 5/5/20xx. Ban đầu em có thỏa thuận với trường là làm hết 31/5/20xx thì em được nghỉ. Trường đã đồng ý bằng miệng.

Nhưng sau đó trường chưa kiếm được cô nên bảo em làm hết thời hạn hợp đồng  là 45 ngày. Và cho em ngày nghỉ là 14/6/20xx. (xin nói thêm là ngày 15,16 trường nghỉ hè). có thể người ta tránh né việc trả cho em 2 ngày lương này.

Em có hỏi trường là em làm thời gian như vậy thì em có được tham gia bảo hiểm tiếp hay không? có được hưởng 1/2 tháng lương ( hay tính theo ngày). Có được tính 1/2 ngày phép hay không? Và cô kế toán trường em bảo rằng em không được tham gia bảo hiểm tháng 6 vì em không làm việc đủ tháng.

Xin hỏi luật sư là trường làm như vậy có đúng luật hay không? Tại sao lại không cho người lao động tham gia bảo hiểm khi người lao động đang làm việc cho họ. Và nếu trong thời gian em làm việc cho trường mà nếu xãy ra tai nạn thì phải làm sao? Em đang lo lắng không biết phải đấu tranh thế nào để người sử dụng lao động họ đóng bảo hiểm cho mình. Mong luật sư giúp em ạ. Cho em những cơ sở pháp lý để em thỏa thuận với trường. Cảm ơn sự tư vấn của Luật sư!

Trả lời tư vấn:

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi yêu cầu tư vấn tới Công ty Luật Minh Gia. Trường hợp của bạn, chúng tôi tư vấn như sau:

Thứ nhất, bạn hỏi trường thực hiện như vậy có đúng không?

Căn cứ Khoản 3, Điều 85. Mức đóng và phương thức đóng của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014

“3. Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng bảo hiểm xã hội tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng bảo hiểm xã hội, trừ trường hợp nghỉ việc hưởng chế độ thai sản”.

Và  căn cứ Mục 1.7, Khoản 1, Điều 38, Quyết Định số 959/QĐ-BHXH năm 2015 về quản lý thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp..“ Người lao động không làm việc và không hưởng tiên lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng bảo hiểm xã hội tháng đó, thời gian này không được tính để hưởng bảo hiểm xã hội trừ trường hợp nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.”

Căn cứ vào hai quy định trên khi người lao động không làm việc và không hưởng lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng bảo hiểm xã hội cho họ.Trường hợp của bạn có số ngày không làm việc và không hưởng lương lớn hơn 14 ngày nên sẽ không được tham gia bảo hiểm xã hội. Như vậy nhà trường đã thực hiện đúng việc đóng bảo hiểm xã hội cho bạn.

Thứ hai, về chế độ tai nạn lao động

Trong thời gian làm việc mà xảy ra tai nạn mà xác định tai nạn đó là tai nạn lao động thì bạn sẽ được hưởng chế độ tai nạn lao động theo quy định của pháp luật, nhà trường sẽ có trách nhiệm theo quy định tại Điều 38 Luật an toàn vệ sinh lao động 2015:

“Điều 38. Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Người sử dụng lao động có trách nhiệm đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp như sau:

...

2. Thanh toán chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định cho người bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp như sau:

a) Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế;

b) Trả phí khám giám định mức suy giảm khả năng lao động đối với những trường hợp kết luận suy giảm khả năng lao động dưới 5% do người sử dụng lao động giới thiệu người lao động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng giám định y khoa;

c) Thanh toán toàn bộ chi phí y tế đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế;

3. Trả đủ tiền lương cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị, phục hồi chức năng lao động;

4. Bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động mà không hoàn toàn do lỗi của chính người này gây ra và cho người lao động bị bệnh nghề nghiệp với mức như sau:

a) Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương nếu bị suy giảm từ 5% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%;

b) Ít nhất 30 tháng tiền lương cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

5. Trợ cấp cho người lao động bị tai nạn lao động mà do lỗi của chính họ gây ra một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức quy định tại khoản 4 Điều này với mức suy giảm khả năng lao động tương ứng;

...”

Trong khoảng thời gian bạn không tham gia bảo hiểm xã hội bạn sẽ vẫn được hưởng chế độ tai nạn lao động vì các chế độ của bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm cả việc hưởng chế độ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp và chỉ cần tham gia bảo hiểm xã hội là bạn sẽ được hưởng chế độ này.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo