Mẫu giấy biên nhận tiền
1. Luật sư tư vấn về giấy biên nhận tiền
Giấy biên nhận tiền là một trong những giấy tờ quan trọng trong các giao dịch có liên quan đến tài chính, tiền bạc như hoạt động mua bán, chuyển nhượng tài sản,…Các bên sử dụng giấy bên nhận tiền để làm cơ sở pháp lý nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các bên khi tham gia quá trỉnh giao dịch hoặc khi phát sinh tranh chấp có liên quan. Với tầm quan trọng của giấy biên nhận tiền, đòi hỏi các bên trong quá trình soạn thảo và kí kết giấy biên nhận phải rà soát thật kỹ nội dung các bên kí kết đã phù hợp quy định pháp luật hay không, đồng thời phải đảm bảo được quyền, lợi ich hợp pháp của các bên.
Trường hợp các bên gặp khó khăn trong quá trình soạn thảo mẫu giấy biên nhận tiền thì bạn có thể liên hệ đến Luật Minh Gia bằng hình thức gửi câu hỏi qua email hoặc gọi Hotline: 1900.6169 để được chúng tôi hỗ trợ.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo Mẫu giấy biên nhận tiền Luật Minh Gia soạn thảo đưới đây.
2. Mẫu giấy biên nhận tiền
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-------***------
GIẤY BIÊN NHẬN TIỀN
Hôm nay, ngày…..tháng….năm 20... tại…………., Chúng tôi gồm:
BÊN GIAO TIỀN (gọi tắt là: BÊN A): Ông/bà:…………………
Số chứng minh thư: …………..Ngày cấp:………….Nơi cấp: ………….
Địa chỉ:………………...…............................…………………………
Hộ khẩu thường trú: …...…............................…………………………
Chỗ ở hiện tại: …...…............................………………………………
BÊN NHẬN TIỀN (gọi tắt là : BÊN B): Ông (Bà):…………………
Số chứng minh thư: …...………..Ngày cấp:……….Nơi cấp: ………….
Đại chỉ: ………………………………………………………………….
Hộ khẩu thường trú: …...…............................………………………
Chỗ ở hiện tại: …...…............................……………………………
Căn cứ vào biên bản thỏa thuận về việc phân chia tài sản Số:………….được lập ngày…..tháng…..năm 2010 tại………………….Ông/Bà:…
Đã tiến hành bàn giao tổng số tiền là:……………VNĐ (viết bằng chữ:……..….).
Kể từ khi Bên A bàn giao đầy đủ số tiền cho Bên B, Bên A có toàn quyền sở hữu số tài sản được quy định trong biên bản thỏa thuận phân chia tài sản. Bên B cam kết không khiếu kiện, kiếu nại và tạo mọi điều kiện pháp lý thuận lợi để Bên A tiến hành đăng ký thủ tục chuyển quyền sở hữu theo quy định của pháp luật.
Giấy biên nhận được lập thành 02 (hai) bản có giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ 01 (một) bản. Hai bên cam kết mua và bán theo đúng thoả thuận đã nêu trên. Nếu bên nào vi phạm sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Hà Nội, ngày………tháng……….năm 20.......
BÊN GIAO TIỀN |
BÊN NHẬN TIỀN |
XÁC NHẬN CỦA NGƯỜI LÀM CHỨNG VIỆC LẬP VÀ CHUYỂN TIỀN
Tên Tôi là :
Số chứng minh thư: ………..Ngày cấp:………….Nơi cấp: ………
Địa chỉ:………………...…............................……………………
Hộ khẩu thường trú: …...…............................……………………
Chỗ ở hiện tại: …...…............................…………………………
Xác nhận việc hai bên hoàn toàn tự nguyện thỏa thuận và đã bàn giao đầy đủ số tiền :…………. (Viết bằng chữ:…………..) theo thỏa thuận.
Ký và nghi rõ họ tên:
---------------
Biểu mẫu trên đây mang tính tham khảo, quý khách hàng nên tham khảo ý kiến tư vấn của luật sư hoặc tìm hiểu thêm quy định pháp luật tại thời điểm áp dụng, Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hộ trợ pháp lý khác quý vị vui lòng liên hệ bộ phận luật sư trực tuyến 1900.6169 của chúng tôi để được giải đáp.
---------------
Tham khảo tình huống luật sư tư vấn trực tuyến về vấn đề Dân sự:
Câu hỏi - Nghĩa vụ trả nợ của vay theo Bộ luật dân sự?
Em có làm hợp đồng tín dụng vay theo sim của công ty tài chính 20tr trong 24 tháng! Nhân viên tư vấn báo em lãi suất là 2% nhưng thực tế thì lại hơn. Ban đầu em nghe là 2% và chấp nhận hợp đồng. Nhưng em chưa từng được đọc hợp đồng và cũng chưa từng kí tên vào hợp đồng mà là nhân viên làm hợp đồng tự ý kí tên em! Và từ tháng đầu đến giờ em chưa từng đóng bất cứ khoản nào cho ngân hàng kể cả lãi và gốc. Vậy nếu ngân hàng kiện thì em có phải trả cả gốc lẫn lãi trong hợp đồng không? Hay chỉ phải trả tiền gốc thôi!
Trả lời: Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi tư vấn như sau:
Theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 về nghĩa vụ trả nợ của bên vay. Cụ thể:
Điều 463. Hợp đồng vay tài sản:
Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
Điều 466. Nghĩa vụ trả nợ của bên vay
1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.
3. Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
4. Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
5. Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:
a) Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này;
b) Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Như vậy, vì hợp đồng vay của bạn có thỏa thuận về lãi suất nên bạn có nghĩa trả nợ gốc và lãi khi đến kỳ hạn thanh toán, quá thời hạn thì còn tính thêm khoản lãi trên nợ gốc, lãi trên nợ gốc quá hạn.
Anh/chị tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình!
Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất