Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Công điện là gì? Mẫu công điện theo quy định

Trong cuộc sống, khi xảy ra những tình huống đặc biệt, chúng ta thường nghe qua báo đài, tivi truyền hình rằng cơ quan nhà nước vừa ra công điện khẩn. Tuy nhiên, nhiều người còn mơ hồ về công điện là gì? Công điện được quy định như thế nào? Mẫu công điện trình bày ra sao? Trong bài viết dưới đây, Luật Minh Gia sẽ cung cấp những kiến thức liên quan tới vấn đề này. Mời bạn đọc tham khảo.

1. Công điện là gì?

Tại Điều 7 Nghị định số 30/2020/NĐ-CP quy định về các loại văn bản hành chính như sau:

Điều 7. Các loại văn bản hành chính

Văn bản hành chính gồm các loại văn bản sau: Nghị quyết (cá biệt), quyết định (cá biệt), chỉ thị, quy chế, quy định, thông cáo, thông báo, hướng dẫn, chương trình, kế hoạch, phương án, đề án, dự án, báo cáo, biên bản, tờ trình, hợp đồng, công văn, công điện, bản ghi nhớ, bản thỏa thuận, giấy ủy quyền, giấy mời, giấy giới thiệu, giấy nghỉ phép, phiếu gửi, phiếu chuyển, phiếu báo, thư công.

Theo quy định này, công điện là một loại văn bản hành chính, được hình thành trong quá trình chỉ đạo, điều hành, giải quyết công việc của các cơ quan, tổ chức.

Công điện có thể hiểu là văn bản do cơ quan nhà nước hoặc người có thẩm quyền gửi cho các cơ quan, tổ chức có liên quan về vấn đề phát sinh trong tình huống đặc biệt. Tình huống đặc biệt đó có thể dẫn đến sự cần thiết phải áp dụng những biện pháp khẩn cấp nhằm hạn chế thiệt hại do thiên tai gây ra, phòng ngừa dịch bệnh, bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh chính trị và trật tự xã hội.

2. Mẫu công điện theo quy định

Luật Minh Gia cung cấp mẫu Công điện theo quy định pháp luật bao gồm các thông tin cơ bản như sau để bạn đọc tìm hiểu, tham khảo:

TÊN CƠ QUAN, TC CHỦ QUẢN (1)
TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC (2)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số:       /CĐ- … (3)….

…. (4)…. , ngày ….. tháng ….. năm 20…

CÔNG ĐIỆN

(………….. (5)………………)

........................................………….... ......................(6)

- ..........................................................……………..; (7)

- ..........................................................……………..; (8)

Nơi nhận:
- …………;
- ……………;
- Lưu: VT, …. (9) A.xx (10) 

QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ
(Chữ ký, dấu)


Họ và tên

Ghi chú:

(1) Tên cơ quan, tổ chức chủ quản trực tiếp (nếu có).

(2) Tên cơ quan, tổ chức hoặc chức danh nhà nước ban hành công điện.

(3) Chữ viết tắt tên cơ quan, tổ chức hoặc chức danh nhà nước ban hành công điện.

(4) Địa danh

(5) Trích yếu nội dung điện. 

(6) Tên cơ quan, tổ chức hoặc chức danh của người đứng đầu.

(7) Tên cơ quan, tổ chức nhận điện

(8) Nội dung điện.

(9) Chữ viết tắt tên đơn vị soạn thảo và số lượng bản lưu (nếu cần).

(10) Ký hiệu người đánh máy, nhân bản và số lượng bản phát hành (nếu cần).

------------------
Biểu mẫu trên đây mang tính tham khảo, quý khách hàng nên tham khảo ý kiến tư vấn của luật sư Minh Gia hoặc tìm hiểu thêm quy định pháp luật tại thời điểm áp dụng.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo