Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Không trực tiếp giảng dạy có được hưởng phụ cấp đứng lớp không?

Câu hỏi: Tôi đang công tác tại trung tâm giáo dục nghề nghiệp- giáo dục thường xuyên huyện vị xuyên - tỉnh hà giang được 7 năm và tôi được hưởng 35% đứng lớp và thâm niêm nghề. Ngày 1/3/2017 tôi có quyết định biệt phái sang phòng lao động thương binh xã hội huyện cơ quan cũ (Trung tâm giáo dục nghề nghiệp giáo dục thường xuyên) cắt 35% đứng lớp của tôi. vậy tôi xin hỏi như vậy có đúng không?

Trả lời tư vấn: Chào anh/chị! Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi tư vấn như sau:


1. Phạm vi và đối tượng áp dụng - Thông tư liên tịch số 01/2006/TTLT-BGD&ĐT-BNV-BTC hướng dẫn Quyết định số 244/2005/QĐ-TTg ngày 06/10/2005 của Thủ tướng Chính phủ quy định về chế độ phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập, quy định như sau:

 

"a) Nhà giáo (kể cả những người trong thời gian thử việc, hợp đồng) thuộc biên chế trả lương, đang trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và các trường, trung tâm, học viện thuộc cơ quan nhà nước, Đảng, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi tắt là cơ sở giáo dục công lập) được nhà nước cấp kinh phí hoạt động (bao gồm nguồn thu từ ngân sách nhà nước cấp và các nguồn thu sự nghiệp theo quy định của pháp luật);

b) Nhà giáo (kể cả những người trong thời gian thử việc, hợp đồng) thuộc biên chế trả lương của các cơ sở giáo dục công lập làm nhiệm vụ tổng phụ trách đội, hướng dẫn thực hành tại các xưởng trường, trạm, trại, phòng thí nghiệm;

c) Cán bộ quản lý thuộc biên chế trả lương của các cơ sở giáo dục công lập, trực tiếp giảng dạy đủ số giờ theo quy định của cấp có thẩm quyền."

 

Căn cứ theo quy định trên thì đối tượng hưởng phụ cấp đứng lớp là nhà giáo hoặc cán bộ quản lý trực tiếp giảng dạy. Do đó, hiện nay a/c đã được biệt phái làm công việc khác không tham gia trực tiếp giảng dạy thì không thuộc đối tượng được hưởng phụ cấp đứng lớp. Vậy nên, việc đơn vị cắt 35% phụ cấp đứng lớp khi a/c được củ đi biệt phái là phù hợp với quy định hiện hành.

 

>> Tư vấn thắc mắc luật Lao động, gọi: 1900.6169

 

----------------

Câu hỏi thứ 2 - Tính lương làm thêm giờ như thế nào?

 

Hiện tại e đang làm tại một công ty sản xuất giày. em có vài thắc mắc muốn hỏi rất mong quý luật sư giải đáp giúp em -Theo quy định của công ty thì bắt đầu thời gian chấm công là 7h30 nhưng sáng nào cty cũng bắt công nhân phải vào sớm 7h10 để ra sân ngồi họp. như vậy cty có làm trái quy định hay k? -cty cho đăng ký tăng ca đến 20h00 nhưng do tổ e sản xuất không đáp ứng đủ sản lượng theo kế hoạch nên cuối giờ cán bộ quản lý và tổ trưởng bắt ép chúng e ngồi lại làm thêm giờ mà k được tính lương đến 20h40 có khi qua 21h00. e hỏi là cty có sai luật lao động k ạ? -khi có chuyện gì đó chúng e xin tổ trưởng dìa sớm k ở lại tăng ca. nhưng tổ trưởng k giải quyết. như vậy là đúng hay sai? - luật lao động có bắt công nhân đi làm ngày chủ nhật hay k. khi e nghĩ k phép ngày chủ nhật quản đốc phân xưởng dọa là lập biên bản sa thải e là đúng hay sai?    Em rất mong quý luật sư giải đáp thắc mắc giúp e ạ. nếu cty hoàn toàn sai e có thể làm gì để bảo vệ quyền lợi của mình.

 

Trả lời: Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn một số trường hợp tương tự thông qua một hoặc một số bài viết cụ thể sau đây:

 

>> Thời gian làm thêm giờ trong một tháng tối đa là bao nhiêu?

 

>> Quyền lợi khi làm thêm giờ, tăng ca quy định thế nào?

 

>> Giải thích cách tính lương làm thêm giờ theo pháp luật lao động

 

Theo quy định tại điều 106 Bộ luật lao động 2012 có nội dung như sau:

 

“Điều 106. Làm thêm giờ

 

1. Làm thêm giờ là khoảng thời gian làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường được quy định trong pháp luật, thỏa ước lao động tập thể hoặc theo nội quy lao động.

 

2. Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

 

a) Được sự đồng ý của người lao động;

 

b) Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày, trường hợp áp dụng quy định làm việc theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; không quá 30 giờ trong 01 tháng và tổng số không quá 200 giờ trong 01 năm, trừ một số trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định thì được làm thêm giờ không quá 300 giờ trong 01 năm;

 

c) Sau mỗi đợt làm thêm giờ nhiều ngày liên tục trong tháng, người sử dụng lao động phải bố trí để người lao động được nghỉ bù cho số thời gian đã không được nghỉ.”

 

Như quy định trên thì trong 1 ngày tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12h; thời gian tăng ca, làm thêm giờ không quá 30 giờ/ tháng và không quá 200 giờ/1 năm.Đồng thời việc làm thêm giờ sẽ phải được sự đồng ý của người lao động. Ngoài ra tiền lương khi làm thêm giờ cũng phải tuân thủ theo quy định của pháp luật tại điều 97 BLLĐ như sau:

 

1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc đang làm như sau:

 

a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;

 

b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;

 

c) Vào ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.

 

2. Người lao động làm việc vào ban đêm, thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc của ngày làm việc bình thường.

 

3. Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày.”

 

Trường hợp công ty không tính lương thêm giờ hoặc cho người lao động làm vượt quá là trái với quy định của pháp luật, anh/chị có quyền gửi khiếu nại đến trực tiếp công ty hoặc Hòa giải viên lao động tại Phòng lao động thương binh xã hội quận/huyện để  được giải quyết.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo