LS Vy Huyền

Viên chức chuyển sang làm công việc mới có được hưởng mức lương, thâm niên như cũ không?

Luật sư tư vấn về vấn đề tham gia kỳ thi tuyển dụng viên chức hằng năm do sở giáo dục đà nẵng tổ chức (giáo viên cấp 3), hoặc do các quận tổ chức (giáo viên cấp 2) mà trúng tuyển thì có được quyền chuyển công tác dựa trên kết quả thi tuyển này và giữ nguyên lương, thâm niên mà không phải hưởng lương lại từ đầu như những bạn chưa đi dạy hay không?

 

Nội dung tư vấn: Tôi có một vấn đề xin được hỏi luật sư như sau:Tôi là giáo viên dạy ở một trường cao đẳng, đơn vị chủ quản của trường tôi là bộ giao thông vận tải, đơn vị quản lý chuyên môn là bộ lao động thương binh-xã hội (từ tháng 6/2017 tất cả các trường cao đẳng trước đây do bộ giáo dục quản lý chuyên môn thì này tất cả đều chuyển thành trường nghề và do bộ lao động thương binh xã hội quản lý).Tôi đã vào biên chế từ năm 2010.Luật sư cho tôi hỏi là nếu bây giờ tôi muốn chuyển ra dạy phổ thông (cấp 2 hoặc cấp 3) thì tôi có thể làm hồ sơ xin chuyển công tác (chuyển công tác và được giữ nguyên lương, thâm niên) được không, nếu được thì tôi nộp hồ sơ ở đâu. Vì đơn vị chủ quản của tôi là bộ giao thông vận tải, còn đơn vị chủ quản của các trường phổ thông khác hẳn với đơn vị chủ quản của tôi nên tôi nghe nói là không chuyển được.Nếu chuyển công tác khó khăn do phải có mối quan hệ và nhiều cái khác.

Luật sư cho hỏi là: nếu tôi tham gia kỳ thi tuyển dụng viên chức hằng năm do sở giáo dục đà nẵng tổ chức (giáo viên cấp 3), hoặc do các quận tổ chức (giáo viên cấp 2) mà tôi trúng tuyển thì tôi có được quyền chuyển công tác dựa trên kết quả thi tuyển này và giữ nguyên lương, thâm niên mà không phải hưởng lương lại từ đầu như những bạn chưa đi dạy không ạ. Vậy tôi hỏi như vậy là vì ở trường tôi đã có giáo viên thi tuyển dụng viên chức đậu vào bách khoa đà nẵng và được chuyển công tác về trường bách khoa, được giữ nguyên lương, giữ nguyên thâm niên (nói chung là giống chuyển công tác chớ không phải tuyển dụng như những bạn khác).Cho tôi hỏi là công ty có chi nhánh ở đà nẵng không ạ, tôi tìm mà không thấy.Mong nhận được hồi âm. 

 

Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

 

Về việc thi tuyển, xét tuyển và hồ sơ  thủ tục:

 

Nếu như bạn muốn chuyển trường cao đẳng sang làm việc tại trường ra dạy phổ thông (cấp 2 hoặc cấp 3) thì bạn phải thi tuyển viên chức hằng năm do sở giáo dục tổ chức hoặc bạn thuộc diện đủ điều kiện để được đặc cách  xét tuyển viên chức để chuyển công việc sang làm giáo viên dạy phổ thông cấp 2, cấp 3. Theo quy định tại Điều 14 của Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức đã sửa đổi, hướng dẫn tại Điều 7, Điều 8, Điều 9 của Thông tư 15/2012/TT-BNV như sau:
 

Điều 7. Điều kiện xét tuyển đặc cách 

1. Căn cứ nhu cầu công việc, người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng viên chức được xét tuyển đặc cách không theo trình tự, thủ tục tuyển dụng viên chức quy định tại Điều 15, Điều 16 và Điều 17 Nghị định số 29/2012/NĐ-CP đối với các trường hợp sau: 

a) Người có kinh nghiệm công tác theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 14 Nghị định số 29/2012/NĐ-CP hiện đang công tác trong ngành hoặc lĩnh vực hoạt động nghề nghiệp cần tuyển; có thời gian liên tục từ đủ 36 tháng trở lên thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ có yêu cầu về trình độ, năng lực, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với vị trí việc làm cần tuyển (không kể thời gian tập sự, thử việc); trong thời gian công tác không vi phạm pháp luật đến mức bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, được đánh giá là hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; đáp ứng được ngay yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển dụng. 

2. Việc xác định tốt nghiệp đại học loại giỏi được căn cứ vào xếp loại tại bằng tốt nghiệp; trường hợp bằng tốt nghiệp không xếp loại thì cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng viên chức báo cáo cụ thể kết quả học tập toàn khóa và kết quả bảo vệ tốt nghiệp để cơ quan quản lý đơn vị sự nghiệp công lập xem xét, quyết định. Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản, cơ quan quản lý đơn vị sự nghiệp công lập phải có văn bản trả lời. 

Điều 8. Hội đồng kiểm tra, sát hạch đối với các trường hợp xét tuyển đặc cách 

Người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng viên chức thành lập Hội đồng kiểm tra, sát hạch xét tuyển đặc cách. Hội đồng kiểm tra, sát hạch có 05 hoặc 07 thành viên, cụ thể như sau: 

1. Trường hợp đơn vị sự nghiệp công lập được giao thẩm quyền tuyển dụng viên chức: 

a) Chủ tịch Hội đồng là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập; 

b) Một ủy viên là người phụ trách công tác tổ chức cán bộ của đơn vị sự nghiệp công lập; 


2. Trường hợp đơn vị sự nghiệp công lập chưa được giao thẩm quyền tuyển dụng viên chức: 

a) Chủ tịch Hội đồng do người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng viên chức quyết định; 

b) Một ủy viên là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập; 


3. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng kiểm tra, sát hạch: 

a) Kiểm tra về các điều kiện, tiêu chuẩn, văn bằng, chứng chỉ theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp tương ứng với vị trí việc làm cần tuyển và các yêu cầu mang tính đặc thù của đơn vị sự nghiệp; 

...
Điều 9. Hồ sơ, thủ tục đối với việc xét tuyển đặc cách 

1. Hồ sơ của người được đề nghị xét tuyển đặc cách, bao gồm: 

a) Đơn đăng ký dự tuyển viên chức theo mẫu số 1 ban hành kèm theo Thông tư này; 

b) Bản sơ yếu lý lịch tự thuật có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền trong thời hạn 06 tháng, tính đến ngày nộp hồ sơ dự tuyển; 

c) Bản sao các văn bằng, chứng chỉ và kết quả học tập theo yêu cầu của vị trí dự tuyển, được cơ quan có thẩm quyền chứng thực. Trường hợp có văn bằng do cơ sở đào tạo nước ngoài cấp phải được công chứng dịch thuật sang tiếng Việt; 

d) Giấy chứng nhận sức khỏe còn giá trị sử dụng do cơ quan y tế đủ điều kiện được khám sức khỏe chứng nhận theo quy định tại Thông tư số 13/2007/TT-BYT ngày 21 tháng 11 năm 2007 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn khám sức khỏe; 

đ) Bản tự nhận xét, đánh giá của người được đề nghị xét tuyển đặc cách về phẩm chất chính trị, đạo đức, trình độ và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, quá trình công tác và các hình thức khen thưởng (nếu có); bản nhận xét và xác nhận của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi người đó công tác đối với trường hợp tiếp nhận quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 14 Nghị định số 29/2012/NĐ-CP. 

5. Cơ quan có thẩm quyền quản lý viên chức có trách nhiệm gửi báo cáo Bộ Nội vụ vào 30/6 và 31/12 hàng năm về kết quả xét tuyển đặc cách để theo dõi chung và phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra theo quy định của pháp luật.

 

Về việc hưởng mức  lương:

 

Căn cứ theo Điều 10 về Trường hợp được miễn thực hiện chế độ tập sự tại Thông tư 15/2012/ TT-BNV có quy định như sau:

 

1. Người trúng tuyển viên chức được miễn thực hiện chế độ tập sự khi có đủ các điều kiện sau:

 

a) Đã có thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trong ngành, lĩnh vực cần tuyển từ đủ 12 tháng trở lên;

 

b) Trong thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này đã làm những công việc chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm được tuyển dụng.

....

3. Thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của người được tuyển dụng đã làm những công việc chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm được tuyển dụng (nếu có) tính vào thời gian xét nâng lương lần sau khi bổ nhiệm và xếp lương vào chức danh nghề nghiệp.

 

Sau khi bạn đã chấm dứt làm việc tại cao đẳng và bạn thi đỗ viên chức tại kỳ thi tuyển viên chức do sở giáo dục tổ chức hằng năm hoặc bạn đạt đủ điều kiện để được xét tuyển đặc cách làm việc tại trường phổ thông cấp 2 hoặc cấp 3. Đối với trường hợp của bạn thì thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của người được tuyển dụng đã làm những công việc chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm được tuyển dụng (nếu có) tính vào thời gian xét nâng lương lần sau khi bổ nhiệm và xếp lương vào chức danh nghề nghiệp. Có nghĩa là ở đây việc bạn chuyển công tác sang chỗ làm mới cụ thể sang làm giáo viên dạy học tại trường cấp 2, cấp 3 thì mức lương của bạn sẽ dựa trên kết quả thi tuyển này và bạn sẽ không được giữ nguyên lương, thâm niên như cũ mà bạn sẽ chỉ được xét nâng lương lần sau khi bổ nhiệm và xếp lương vào chức danh nghề nghiệp dựa vào thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của bạn.

 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn hỏi và quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp, bạn vui lòng gọi đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi - Số điện thoại liên hệ: 1900.6169 để được hỗ trợ kịp thời.

Trân trọng.
CV tư vấn: Vi Thị Huyền - Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo