Luật gia Nguyễn Nhung

Tư vấn về thủ tục xin nghỉ hưu trước tuổi do suy giảm khả năng lao động

Chào luật sư, tôi sinh ngày 18/6/1958, đi bộ đội tháng 05/1978, ở chiến trường cam phu chia, tháng 12/1984 chuyển ngành, thương binh 31%.Nay tôi thấy sức khỏe ốm yếu muốn xin nghỉ hưu trước tuổi phải làm thủ tục gì mong luật sư giúp đỡ tư vấn giúp tôi, xin cảm ơn!.

 

>> Tư vấn thắc mắc về thủ tục nghỉ hưu trước tuổi, gọi: 1900.6169

 

Tư vấn: Cảm ơn bác đã tin tưởng gửi yêu cầu tư vấn tới Công ty Luật Minh Gia. Với trường hợp của bác, chúng tôi tư vấn như sau:

 

Tại khoản 6 Điều 123 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định như sau:

 

“6. Người lao động có thời gian làm việc trong khu vực nhà nước trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 nếu đủ điều kiện hưởng nhưng chưa được giải quyết trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp một lần, trợ cấp xuất ngũ, phục viên thì thời gian đó được tính là thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội. Việc tính thời gian công tác trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 để hưởng bảo hiểm xã hội được thực hiện theo các văn bản quy định trước đây về tính thời gian công tác trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 để hưởng bảo hiểm xã hội của cán bộ, công chức, viên chức, công nhân, quân nhân, và công an nhân dân.”.

 

Điều 54 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định về điều kiện hưởng lương hưu như sau:

 

“Điều 54. Điều kiện hưởng lương hưu

 

1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, g, h và i khoản 1 Điều 2 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên thì được hưởng lương hưu nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

 

a) Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi;

 

b) Nam từ đủ 55 tuổi đến đủ 60 tuổi, nữ từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên;

 

c) Người lao động từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên mà trong đó có đủ 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm lò;

 

d) Người bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.

 

2. Người lao động quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật này nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

 

a) Nam đủ 55 tuổi, nữ đủ 50 tuổi, trừ trường hợp Luật sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam, Luật công an nhân dân, Luật cơ yếu có quy định khác;

 

b) Nam từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi, nữ từ đủ 45 tuổi đến đủ 50 tuổi và có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên;

 

c) Người bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.

…”.

 

Theo quy định nêu trên, điều kiện để nghỉ hưu đối với nam là phải đủ 60 tuổi và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên. Đối chiếu với trường hợp của bác, nếu bác đã đóng đủ 20 năm bảo hiểm xã hội trở lên, đồng thời bác sinh 1958, năm nay (2018) bác nghỉ hưu thì bác đã đủ 60 tuổi thì bác đủ điều kiện để hưởng lương hưu.

 

Tư vấn về thủ tục xin nghỉ hưu trước tuổi do suy giảm khả năng lao động

>> Luật sư tư vấn chế độ hưu trí qua tổng đài: 1900.6169

 

Hồ sơ hưởng lương hưu như sau:

 

“1. Hồ sơ hưởng lương hưu đối với người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm:

 

a) Sổ bảo hiểm xã hội;

 

b) Quyết định nghỉ việc hưởng chế độ hưu trí hoặc văn bản chấm dứt hợp đồng lao động hưởng chế độ hưu trí;

 

c) Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa đối với người nghỉ hưu theo quy định tại Điều 55 của Luật này hoặc giấy chứng nhận bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp đối với trường hợp người lao động quy định tại Điều 54 của Luật này.

 

2. Hồ sơ hưởng lương hưu đối với người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, người bảo lưu thời gian tham gia bảo hiểm xã hội gồm cả người đang chấp hành hình phạt tù bao gồm:

 

a) Sổ bảo hiểm xã hội;

 

b) Đơn đề nghị hưởng lương hưu;

 

c) Giấy ủy quyền làm thủ tục giải quyết chế độ hưu trí và nhận lương hưu đối với người đang chấp hành hình phạt tù;

 

d) Văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc trở về nước định cư hợp pháp đối với trường hợp xuất cảnh trái phép;

 

đ) Quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án hủy bỏ quyết định tuyên bố mất tích đối với trường hợp người mất tích trở về.”.

 

Trân trọng!.

Luật gia: Bùi.T.Ngọc.Hà – Luật Minh gia.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo