LS Vũ Thảo

Tư vấn về giảm lao động, truy thu BHXH và lãi đóng chậm BHXH

Câu hỏi đề nghị tư vấn: Em có một số vấn đề khi tham gia BHXH lần đầu mong được Công ty tư vấn giúp ạ. 1. Công ty em có 3 lao động. Em vừa đăng ký xong thủ tục đăng ký sử dụng lao động, thang bảng lương trên phòng lao động và thương binh và đang làm thủ tục tham gia BHXH lần đầu. Nhưng có một nhân viên công ty vừa nghỉ việc xong. Em muốn hỏi bây giờ em chỉ đăng ký cho 02 lao động tham gia thì có vi phạm luật không?

 

Vì trong bảng đăng ký là 03 lao động, trên bảng lương T6/2015 vẫn có tên nhân viên đó (hợp đồng lao động ký vào tháng 6/2015).

2. Giám đốc bên em đã tham gia được 5 năm. Có cách nào để đóng truy thu số BHXH trong khoảng thời gian không tham gia đến T6/2015 để không bị ngắt quãng thời gian tham gia BHXH không ạ?

 3. Do hợp đồng lao động ký vào tháng 6/2015 nhưng đến tháng 7/2015 em mới làm thủ tục tham gia đóng BHXH nên cán bộ phòng một cửa bắt em phải đóng từ tháng 6/2015 và lãi đóng chậm. Như thế có đúng không ạ? và mức đóng mà bên em phải nộp là bao nhiêu ak?

 

Trả lời: Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Luật minh Gia, chúng tôi tư vấn trường hợp của bạn như sau:
 
Thứ nhất, doanh nghiệp có quyền thay đổi về số lượng lao động so với ban đầu với thủ tục như sau:

 Trường hợp giảm lao động, hồ sơ kèm theo gồm có văn bản đề nghị Mẫu D01b – TS; 2 bản danh sách lao động tham gia BHXH,BHYT Mẫu D02 – TS; bản sao quyết định chấm dứt hợp đồng lao động,hợp đồng làm việc, thuyên chuyển, nghỉ việc hưởng chế độ hoặc hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc vừa hết thời hạn, sổ BHXH, thẻ BHYT còn thời hạn sử dụng (trừ trường hợp chết).

Thứ hai, về vấn đề truy thu bảo hiểm xã hội trong trường hợp của Giám đốc bạn.

Truy thu là việc cơ quan BHXH thu khoản tiền phải đóng BHXH, BHYT, BHTN nhưng chưa đóng (Điều 2 Quyết định 1111/QĐ-BHXH). Những trường hợp truy thu khoản tiền phải đóng BHXH như sau:

1 -  Truy thu các trường hợp vi phạm quy định của pháp luật về đóng BHXH.

2 - Truy thu do điều chỉnh tiền lương, tiền công đã đóng BHXH của người lao động.

3 - Truy thu trường hợp hết thời hạn được tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất theo quy định của Luật BHXH.

4 - Truy thu BHXH đối với người lao động có thời hạn ở nước ngoài quy định tại Điểm 5.2, Khoản 5 Điều 7 sau khi về nước….

Khi giám đốc của bạn chứng minh được việc đóng BHXH là việc bắt buộc thì bạn hoàn thiện các thủ tục, hồ sơ để BHXH truy thu BHXH của minh. Như vậy, Giám đốc của bạn nếu thuộc trong các trường hợp trên thì được BHXH truy thu được nêu ở trên thì được BHXH Việt Nam truy thu BBXH.

Thứ ba, về lãi đóng chậm BHXH.

Điều 56 Quyết định 1111/QĐ-BHXH quy định  đơn vị đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN chậm quá thời hạn theo quy định từ 30 ngày trở lên thì phải đóng số tiền lãi tính trên số tiền BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN chưa đóng. Do hợp đồng lao động ký vào tháng 6/2015 nhưng đến tháng 7/2015 bạn mới làm thủ tục tham gia đóng BHXH, thời gian đóng BHXH đã chậm quá thời hạn trên 30 ngày nên bạn phải đóng BHXH từ tháng 6 và đóng số tiền lãi.

Về phương thức tính lãi: ngày đầu hằng tháng

Công thức tính lãi chậm (Điều 56 Quyết định 1111/QĐ-BHXH) đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN:

“Lcdi = (Pcdi + Lcdi-1) x k (đồng)     

Trong đó:

* Lcdi: tiền lãi chậm đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN tính tại tháng i (đồng).

* Pcdi: số tiền chưa đóng phải tính lãi tại tháng i (đồng), được xác định như sau:

Pcdi = Plki – Spsi, trong đó:

Plki: tổng số tiền phải đóng lũy kế đến hết tháng trước liền kề tháng tính lãi i.

Spsi: số phải đóng phát sinh chưa quá hạn phải nộp, tính đến tháng trước liền kề tháng tính lãi.

Nếu Pcdi > 0 thì có nợ tính lãi, nếu Pcdi ≤ 0 thì không có nợ tính lãi.

* k: lãi suất tính lãi chậm đóng tại thời điểm tính lãi (%/tháng): Đối với BHXH bắt buộc và BHTN thì k tính bằng lãi suất đầu tư quỹ BHXH hằng năm do BHXH Việt Nam công bố chia cho 12; đối với BHYT thì k tính bằng lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố áp dụng tại thời điểm tính lãi chia cho 12.

* Lcdi-1: lãi chậm đóng chưa trả hết tính đến tháng trước liền kề tháng tính lãi”.

 

Trân trọng
C.V Trần Thị Thúy Hiên - Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo