LS Nguyễn Phương Lan

Tư vấn về chế độ phụ cấp khi làm việc tại bệnh viện

Luật sư tư vấn về chế độ phụ cấp theo nghị định 56/2011 và công văn số 6608/BYT-TCCB về chế độ phụ cấp khi làm việc tại bệnh viện đói với bảo vệ được phân công thêm công việc xử lý rác thải y tế nguy hại. Để hiểu rõ các trường hợp nêu trên bạn có thể tham khảo bài viết sau:

1. Tư vấn về chế độ phụ cấp khi làm việc tại bệnh viện

 

Hiện nay, các đơn vị có thể yêu cầu người lao động thực hiện các công việc kiêm nhiệm và phải chi trả thêm cho người lao động những khoản tiền lương tương ứng với công việc mà họ nhận kiêm nhiệm. Theo đó, đói với một số công việc được nhận kiêm nhiệm mang tính chất đặc thù như trong ngành y tế, ngành giáo dục được quy định khác nhau? Để tìm hiểu thêm về chế độ và các khoản phụ cấp đặc thủ này bạn có thể liên hệ tới Luật Minh Gia, luật sư sẽ tư vấn cho bạn những công việc được yêu cầu làm kiêm nhiệm, chế độ phụ cấp khác nhau của những ngành nghề mang tính chất đặc thủ như sau:

 

- Điều kiện và những loại công việc được yêu cầu người lao động phải kiêm nhiệm;

 

- Chế độ chi trả tiền lương, phụ cấp và các chế độ khác của những người lao động được kiêm nhiệm;

 

- Đặc thù những khoản phụ cấp được kiêm nhiệm trong ngành nghề y tế, giáo dục;

 

- Tư vấn về trình tự, thủ tục đề nghị  được hưởng các khoản phụ cấp tương ứng với ngành nghề đặc thù đối với người lao động được nhận kiêm nhiệm.

 

Để liên hệ với chúng tôi và yêu cầu tư vấn, bạn vui lòng gửi câu hỏi hoặc Gọi: 1900.6169 , bên cạnh đó bạn có thể tìm hiểu thêm tại một số tình huống tư vấn sau đây:

 

2. Chế độ phụ cấp khi làm việc tại bệnh viện đối với nhân viên bảo vệ được phân công thêm công việc xử lý rác thải

 

Hỏi: Bản thân được ký hợp đồng làm bảo vệ tại bệnh viện huyện, công việc được phân công thêm hàng ngày là xử lý rác thải y tế nguy hại (vạn hành và xử lý rác thải y tế nguy hại) và quản lý nhà xác. Vậy xin hỏi bản thân có được hưởng 40% phụ cấp ưu đãi nghề theo NĐ 56 không ? và độc hại nguy hiểm 0,4 theo công văn số 6608/BYT-TCCB không? thực chất công việc xử lý rác rất độchại mà bệnh viện không phân nhân viên y tế trực tiếp làm mà phân cho bảo vệ làm mà không cho hưởng 40% , giải thích là không nằm trong kiểm soát nhiễm khuẩn; trong khi quản lý chất thải y tế nằm trong hệ thống kiểm soát nhiễm khuẩn. Rất mong quý luật sư giúp đỡ.

 

Trả lời:  Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến công ty Luật Minh Gia. Trường hợp của bạn, chúng tôi xin được tư vấn như sau:

 

Thứ nhất, về việc hưởng chế độ theo nghị định 56/2011/NĐ-CP quy định về chế độ ưu đãi nghề đối với công chức, viên chức làm việc tại các cơ sở y tế công lập. Bạn làm bảo vệ trong bệnh viện, đã được ký hợp đồng lao động, như vậy bạn được xác định là Người lao động trong đơn vị sự nghiệp công lập theo khoản 3, Điều 1 Nghị định 68/2000/NĐ-CP quy định về thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp.

 

 Bên cạnh đó, cần xác định việc làm thêm là xử lý rác thải y tế độc hại (vận hành và xử lý rác thải y tế nguy hại) và quản lý nhà xác có được quy định trong hợp đồng lao động hay không? Nếu không được quy định mà chỉ được thoả thuận bằng miệng sẽ không có cơ sở pháp lý cho việc được hưởng phụ cấp ưu đãi nghề và phụ cấp độc hại theo Nghị định 56/2011 và Công văn 6608/BYT-TCCB. Bên cạnh đó, cũng cần xác định rác thải y tế độc hại ở đây là gì? Nếu rác thải y tế độc hại bạn phải xử lý đúng với với quy định về chất thải y tế nguy hại quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 4 Thông tư liên tịch số 58/2015 quy định về chất thải y tế thì mới đủ điều kiện để được hưởng phụ cấp độc hại và phụ cấp ưu đãi nghề.

 

Ngoài ra, theo Điều 1, Nghị định 56/2011/NĐ-CP phạm vi điều chỉnh nghị định là: "công chức, viên chức, cán bộ y tế xã, phường, thị trấn (đang làm việc theo chế độ hợp đồng theo Quyết định số 58/TTg ngày 03 tháng 02 năm 1994 của Thủ tướng Chính phủ quy định một số vấn đề về tổ chức và chế độ chính sách đối với y tế cơ sở) trực tiếp làm chuyên môn y tế; công chức, viên chức làm công tác quản lý, phục vụ không trực tiếp làm chuyên môn y tế tại các chuyên khoa HIV/AIDS, phong, lao, tâm thần, giải phẫu bệnh lý, pháp y (sau đây gọi chung là công chức, viên chức) trong các cơ sở sự nghiệp y tế công lập."

 

Như vậy, với danh nghĩa là người lao động, bạn sẽ không được hưởng phụ cấp theo nghề 40% quy định tại Nghị định 56/2011/NĐ-CP vì không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này.

 

Thứ hai, về mức phụ cấp đối với đối tượng áp dụng theo Công văn số 6608/BYT-TCCB, bạn làm nhiệm vụ quản lý nhà xác, cần phải xác định việc quản lý của bạn ở đây có mức độ như thế nào. Nghĩa là việc quản lý chỉ đơn giản là trông coi nhà xác hay liên quan đến một số vấn đề y tế như trực tiếp thực hiện công việc bảo quản, kiểm tra xác chết,.. Như vậy, nếu công việc quản lý nhà xác có liên quan đến chuyên môn y tế, bạn sẽ được hưởng phụ cấp độc hại mức 4 0,4 quy định tại 1.d Công văn số 6608/BYT-TCCB:

 

" d) Mức 4, hệ số 0,4 áp dụng đối với những người:

       

- Trực tiếp điều trị, phục hồi chức năng và phục vụ bệnh nhân phong (hủi), kể cả các xét nghiệm Hansen;

 

- Chiếu chụp, điện quang;

 

- Mổ xác, giải phẫu pháp y và bảo quản trông nom xác;

 

- Dùng các chất phóng xạ Radium, Cobalt để khám chữa bệnh;

 

- Trực tiếp phục vụ bệnh nhân tâm thần ở các bệnh viện chuyên khoa và các khoa tâm thần ở các bệnh viện đa khoa (kể cả phục vụ thương binh và bệnh binh tâm thần ở các khu điều trị, điều dưỡng thương binh, bệnh binh);

 

- Trực tiếp phục vụ bệnh nhân mắc bệnh HIV/AIDS, bệnh dại, bệnh truyền nhiễm, bệnh lao ở các bệnh viện, viện chuyên khoa, các khoa truyền nhiễm và khoa lao ở các bệnh viện đa khoa;

 

- Thường xuyên chuyên trách làm công tác kiểm nghiệm độc chất pháp y.....

..

Nếu công việc chỉ là quản lý trông coi bên ngoài nhà xác, không có tiếp xúc trực tiếp với xác chết, bạn sẽ không được hưởng phụ cấp độc hại quy định tại Công văn 6608?BYT-TCCB.

 

Trân trọng./.

Phòng Luật sư tư vấn - Công ty Luật Minh Gia.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo