Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Tư vấn thắc mắc về BHXH và chế độ cho người lao động?

Chào luật sư, Luật sư cho em hỏi thời gian tham gia BHXH của em như sau: Tháng 05/2003 đến 09/2004 đóng 498.800, Tháng 10/2004 đến 04/2005 đóng 632.200, Tháng 05/2005 đến 09/2005 đóng 687.300, Tháng 10/2005 đến 09/2006 đóng 829.500, Tháng 10/2006 đến 12/2006 đóng 1.066.500 ,Tháng 01/2007 đến 04/2007 đóng 1.066.500, Tháng 05/2007 đến 12/2007 đóng 1.152.000, Tháng 01/2008 dến 12/2008 đóng 1.382.400,

Tháng 01/2009 đến 04/2009 đóng 1.382.400, Tháng 05/2009 đến 12/2009 đóng 1.787.500, Tháng 01/2010 đến 04/2010 đóng 1.787.500, Tháng 05/2010 đến 04/2011 đóng 2.007.500, Tháng 05/1011 đến 12/2011 đóng 2.440.200, Tháng 01/2012 đến 04/2012 đóng 2.440.200, Tháng 05/2012 đến 04/2013 đóng 3.087.000, Tháng 05/2013 đến 06/2013 đóng 3.349.500, Tháng 07/2013 đến 12/2013 đóng 3.668.500, Tháng 01/2014 đến 12/2015 đóng 3.668.500, Tháng 01/2016 đến 04/2016 đóng 4.728.000, Tháng 05/2016 đến 06/2016 đóng 4.728.000, Tháng 07/2016 đến 12/2016 đóng 4.728.000, Tháng 01/2017 đến 03/2017 đóng 5.056.000.

Cho mình hỏi sổ BHXH ghi vậy rồi sao tính bình quân được. Xin cảm ơn ạ.

 

Trả lởi: Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi tư vấn như sau:

 

Khoản 2 Điều 62 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định:

 

"Điều 62. Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp một lần

...

2. Người lao động có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian."

 

Điều này được hướng dẫn tại Điều 20 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH như sau:

 

"Điều 20. Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp một lần

...

 

2. Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định quy định tại khoản 2 Điều 62 của Luật bảo hiểm xã hội và khoản 2 Điều 9 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP được hướng dẫn như sau:

 

Mbqtl  =  Tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của các tháng đóng bảo hiểm xã hội  :  Tổng số tháng đóng bảo hiểm xã hội

 

Trong đó:

 

Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là tiền lương tháng đã đóng bảo hiểm xã hội được điều chỉnh theo quy định tại khoản 2 Điều 63 của Luật bảo hiểm xã hội và khoản 2 Điều 10 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP.

 

Ngoài ra, anh/chị tham khảo thêm quy định tại Khoản 1 Điều 2 Thông tư 42/2016/TT-BLĐTBXH:

 

"Điều 2. Điều chỉnh tiền lương tháng đã đóng bảo hiểm xã hội

 

1. Tiền lương tháng đã đóng bảo hiểm xã hội đối với đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 1 Thông tư này được điều chỉnh theo công thức sau:

 

Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội sau điều chỉnh của từng năm

=

Tổng tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định của từng năm

x

Mức điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội của năm tương ứng

 

Trong đó, mức điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội của năm tương ứng được thực hiện theo Bảng 1 dưới đây:

Bảng 1

Năm

Trước 1995

1995

1996

1997

1998

1999

2000

2001

2002

2003

2004

2005

Mức điều chỉnh

4,40

3,74

3,53

3,42

3,18

3,04

3,09

3,10

2,99

2,89

2,69

2,48

Năm

2006

2007

2008

2009

2010

2011

2012

2013

2014

2015

2016

2017

Mức điều chỉnh

2,31

2,13

1,73

1,62

1,48

1,25

1,15

1,08

1,03

1,03

1,00

1,00

 

Theo thông tin cung cấp thì chúng tôi tính được mức bình quân tiền lương là  2,885,633.82 đồng

 

-----------------------

Câu hỏi thứ 2 - Người lao động bị tai nạn lao động được hưởng chế độ gì?

 

Mong công ty Luật Minh Gia tư vấn giúp tôi tình huống sau với ạ! Anh A bị tai nạn lao động, nay đã mất. Anh A mới xin làm việc tại công ty này được 2 năm và có đóng bảo hiểm. Lúc anh A mất, công ty này có thỏa thuận rằng sẽ chịu hoàn toàn chi phí đám tang của anh A.

Nhưng nay, sau khi đã xong các thủ tục đám tang thì công ty lại trả lời rằng chỉ bồi thường cho gia đình anh A 40 triệu đồng và bảo gia đình tôi chịu nốt các chi phí còn lại (chi phí đám tang hết 60 triệu đồng). Vậy tôi muốn nhờ mọi người tư vấn giúp cho gia đình anh A xem như vậy công ty đó đã bồi thường đúng Luật chưa? Và gia đình anh A còn được hưởng chế độ gì về phía cơ quan BHXH nữa ạ! Bố mẹ anh A có được hưởng tuất hàng tháng không? (Bố anh A 63 tuổi, Mẹ anh A 56 tuổi). Rất mong có sự tư vấn và giúp đỡ của mọi người. Chân thành cảm ơn!

 

Trả lời: Chào anh chị, đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn một số trường hợp tương tự sau đây:

 

>> Trách nhiệm bồi thường tai nạn lao động

 

>> Tư vấn về trách nhiệm bồi thường khi bị tai nạn lao động

 

Thứ nhất vì đây là tai nạn lao động nên phía người sử dụng lao động sẽ có trách nhiệm bồi thường theo quy định tại điều 38 Luật An toàn vệ sinh lao động năm 2015, theo đó:

 

Người sử dụng lao động có trách nhiệm đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp như sau:

 

1. Kịp thời sơ cứu, cấp cứu cho người lao động bị tai nạn lao động và phải tạm ứng chi phí sơ cứu, cấp cứu và điều trị cho người lao động bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp;

 

2. Thanh toán chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định cho người bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp như sau:

 

a) Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế;

 

b) Trả phí khám giám định mức suy giảm khả năng lao động đối với những trường hợp kết luận suy giảm khả năng lao động dưới 5% do người sử dụng lao động giới thiệu người lao động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng giám định y khoa;

 

c) Thanh toán toàn bộ chi phí y tế đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế;

 

3. Trả đủ tiền lương cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trongthời gian điều trị, phục hồi chức năng lao động;

 

4. Bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động mà không hoàn toàn do lỗi của chính người này gây ra và cho người lao động bị bệnh nghề nghiệp với mức như sau:

 

a) Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương nếu bị suy giảm từ 5% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%;

 

b) Ít nhất 30 tháng tiền lương cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

 

5. Trợ cấp cho người lao động bị tai nạn lao động mà do lỗi của chính họ gây ra một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức quy định tại khoản 4 Điều này với mức suy giảm khả năng lao động tương ứng;

....

 

7. Thực hiện bồi thường, trợ cấp đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày có kết luận của Hội đồng giám định y khoa về mức suy giảm khả năng lao động hoặc kể từ ngày Đoàn điều tra tai nạn lao động công bố biên bản điều tra tai nạn lao động đối với các vụ tai nạn lao động chết người;

..."

 

Theo đó, khi người lao động bị tai nạn lao động thì người sử dụng lao động phải có những trách nhiệm trên.

 

Thứ hai, về chế độ tai nạn lao động của bảo hiểm xã hội thì căn cứ theo quy định tại điều 66 Luật BHXH thì người lo mai táng sẽ được chi trả trợ cấp mai táng, mức này bằng 10 lần mức lương cơ sở. Đồng thời vì đây là trường hợp người lao động chết do tai nạn lao động nên nhân thân sẽ được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng nếu đủ điều kiện tại điều 67 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014:

 

Thân nhân của những người quy định tại khoản 1 Điều này được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng, bao gồm:

 

a) Con chưa đủ 18 tuổi; con từ đủ 18 tuổi trở lên nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; con được sinh khi người bố chết mà người mẹ đang mang thai;

 

b) Vợ từ đủ 55 tuổi trở lên hoặc chồng từ đủ 60 tuổi trở lên; vợ dưới 55 tuổi, chồng dưới 60 tuổi nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;

 

c) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha đẻ của vợ hoặc cha đẻ của chồng, mẹ đẻ của vợ hoặc mẹ đẻ của chồng, thành viên khác trong gia đình mà người tham gia bảo hiểm xã hội đang có nghĩa vụ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình nếu từ đủ 60 tuổi trở lên đối với nam, từ đủ 55 tuổi trở lên đối với nữ;

 

d) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha đẻ của vợ hoặc cha đẻ của chồng, mẹ đẻ của vợ hoặc mẹ đẻ của chồng, thành viên khác trong gia đình mà người tham gia bảo hiểm xã hội đang có nghĩa vụ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình nếu dưới 60 tuổi đối với nam, dưới 55 tuổi đối với nữ và bị suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên.

 

3. Thân nhân quy định tại các điểm b, c và d khoản 2 Điều này phải không có thu nhập hoặc có thu nhập hằng tháng nhưng thấp hơn mức lương cơ sở. Thu nhập theo quy định tại Luật này không bao gồm khoản trợ cấp theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công.

 

Anh/chị tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình!

 

Trân trọng

P luật sư BHXH - Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo