Phạm Liên

Tư vấn chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN

Công ty mình đóng bảo hiểm gồm 04 người với mức lương là 2.492.500đ Quý 4 này công ty mình giảm đi 02 người,lập danh sách báo giảm thì bảo hiểm tính tổng số tiền phải đóng là 8.067.622 trong đó lãi nộp chậm là 64.016. Mình không biết tại sao lại ra số tiền như vậy?


Nội dung đề nghị tư vấn:

Cho mình hỏi :
Công ty mình đóng bảo hiểm gồm 04 người với mức lương là 2.492.500đ
Quý 4 này công ty mình giảm đi 02 người,lập danh sách báo giảm thì bảo hiểm tính tổng số tiền phải đóng là 8.067.622 trong đó lãi nộp chậm là 64.016. Mình không biết tại sao lại ra số tiền như vậy? Mong anh/chị tư vấn giúp cho em.
Em cảm ơn rất nhiều
 
Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:
 
Do bạn không nói chính xác thời điểm báo giảm lao động từ tháng nào? Và Công ty bạn chậm đóng tiền BHXH, BHYT, BHTN từ tháng nào?
Nên tiền lãi chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN bạn xem tại những quy định dưới đây để biết số tiền Công ty bạn phải nộp cho cơ quan BHXH:
 
Từ 01/01/2012 đến trước ngày 01/01/2016 lãi chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN quy định tại điều 56 Quyết định 1111/QĐ-BHXH ngày 25/10/2011:
 
Điều 56. Tính lãi chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN
 
1. Đơn vị đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN chậm quá thời hạn theo quy định từ 30 ngày trở lên thì phải đóng số tiền lãi tính trên số tiền BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN chưa đóng gồm:
 
a) Số tiền BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN phải đóng nhưng chưa đóng đã quá thời hạn quy định, trừ số tiền 2% trong kỳ được giữ lại của đơn vị tham gia BHXH bắt buộc.
 
b) Số tiền 2% đơn vị được giữ lại lớn hơn số tiền được quyết toán, đơn vị phải đóng phần chênh lệch vào tháng đầu của quý sau nhưng chưa đóng.
 
2. Phương thức tính lãi: ngày đầu hằng tháng
 
3. Công thức tính lãi chậm đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN:

Lcdi = (Pcdi + Lcdi-1) x k (đồng)       (1)

Trong đó:
 
* Lcdi: tiền lãi chậm đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN tính tại tháng i (đồng).
 
* Pcdi: số tiền chưa đóng phải tính lãi tại tháng i (đồng), được xác định như sau:
 
Pcdi = Plki – Spsi, trong đó:
 
Plki: tổng số tiền phải đóng lũy kế đến hết tháng trước liền kề tháng tính lãi i (nợ mang sang tháng tính lãi).
 
Spsi: số phải đóng phát sinh chưa quá hạn phải nộp, tính đến tháng trước liền kề tháng tính lãi i (số tiền phải đóng tính theo danh sách tham gia BHXH, BHYT, BHTN của tháng trước liền kề tháng tính lãi hoặc của các tháng trước tháng liền kề tháng tính lãi trong phương thức đóng hằng quý hoặc 6 tháng một lần chưa quá hạn phải nộp).
 
Nếu Pcdi > 0 thì có nợ tính lãi, nếu Pcdi ≤ 0 thì không có nợ tính lãi.
 
* k: lãi suất tính lãi chậm đóng tại thời điểm tính lãi (%/tháng): Đối với BHXH bắt buộc và BHTN thì k tính bằng lãi suất đầu tư quỹ BHXH hằng năm do BHXH Việt Nam công bố chia cho 12; đối với BHYT thì k tính bằng lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố áp dụng tại thời điểm tính lãi chia cho 12.
 
* Lcdi-1: lãi chậm đóng chưa trả hết tính đến tháng trước liền kề tháng tính lãi.
 
Từ 01/01/2015 mức phạt chậm đóng BHYT được quy định tại khoản 28 điều 1 Luật số : 46/2014/QH13 ngày 13/06/2014 :
 
“ Điều 1:

28. Sửa đổi, bổ sung Điều 49 như sau:

“Điều 49. Xử lý vi phạm

a) Phải đóng đủ số tiền chưa đóng và nộp số tiền lãi bằng hai lần mức lãi suất liên ngân hàng tính trên số tiền, thời gian chậm đóng; nếu không thực hiện thì theo yêu cầu của người có thẩm quyền, ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước có trách nhiệm trích tiền từ tài khoản tiền gửi của cơ quan, tổ chức, người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế để nộp số tiền chưa đóng, chậm đóng và lãi của số tiền này vào tài khoản của quỹ bảo hiểm y tế;
…”
 
Từ ngày 01/01/2016 lãi chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN quy định tại điều 41 Quyết định 959/QĐ-BHXH ngày 09/09/2015:
 
Điều 41. Tính lãi chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN
 
1. Đơn vị đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN chậm quá thời hạn theo quy định từ 30 ngày trở lên thì phải đóng số tiền lãi tính trên số tiền BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN chưađóng bao gồm cả tiền lãi của các kỳ trước chưa nộp.
 
2. Phương thức tính lãi: ngày đầu hằng tháng
 
3. Công thức tính lãi chậm đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN:
 
Lcdi = (Pcdi + Lcdi-1) x k (đồng)             (1)

Trong đó:
 
Lcdi: tiền lãi chậm đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN tính tại tháng i (đồng).
 
Pcdi: số tiền chưa đóng phải tính lãi tính tại tháng i (đồng), được xác định như sau:
 
Pcdi = Plki - Spsi
Trong đó:
Plki: tổng số tiền phải đóng lũy kế đến hết tháng trước liền kề tháng tính lãi i (nợ mang sang tháng tính lãi).
 
Spsi: số phải đóng phát sinh chưa quá hạn phải nộp, tính đến tháng trước liền kề tháng tính lãi i (số tiền phải đóng tính theo danh sách tham gia BHXH, BHYT, BHTN của thángtrước liền kề tháng tính lãi hoặc của các tháng trước tháng liền kề tháng tính lãi trong phương thức đóng hằng quý hoặc 6 tháng một lần chưa quá hạn phải nộp).
 
Nếu Pcdi > 0 thì có nợ tính lãi, nếu Pcdi ≤ 0 thì không có nợ tính lãi.
 
k: lãi suất tính lãi chậm đóng tại thời điểm tính lãi (%/tháng):
 
Đối với BHXH bắt buộc thì k tính bằng lãi suất đầu tư quỹ BHXH bình quân năm trước liền kề do BHXH Việt Nam công bố chia cho 12
.
- Đối với mức lãi suất chậm đóng BHTN, BHXH Việt Nam có hướng dẫn riêng.
 
Đối với BHYT thì k tính bằng 02 lần lãi suất liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm tính lãi.
 
Lcdi-1: lãi chậm đóng chưa trả hết tính đến tháng trước liền kề tháng tính lãi.
 
4. Nội dung tính lãi chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN quy định tại Điều này thực hiện đến hết ngày 31/12/2015. Từ ngày 01/01/2016, thực hiện theo văn bản quy định của Chính phủ và hướng dẫn của BHXH Việt Nam.
…”

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Tư vấn chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến - Số điện thoại liên hệ 1900.6169 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng!
CV Phạm Liên - Công ty Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo