Nguyễn Thu Trang

Trợ cấp được hưởng khi xảy ra tai nạn lao động.

Trong quá trình làm việc, thực hiện nhiệm vụ, người lao động luôn có các nguy cơ có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng. Nguyên nhân phát sinh tai nạn lao động có thể do yếu tổ chủ quan hoặc khách quan dẫn đến thiệt hại về người, tài sản. Vậy khi bị tai nạn lao động, người lao động có quyền lợi gì, công ty có nghĩa vụ gì?... Luật Minh Gia sẽ giải đáp dưới đây:

1. Luật sư tư vấn Luật an toàn vệ sinh lao động

Nguyên nhân chủ yếu xảy ra tai nạn lao động theo đánh giá chung là do phía người sử dụng lao động như: thiết bị không đảm bảo an toàn; không huấn luyện an toàn vệ sinh lao động cho người lao động; không có quy trình, biện pháp an toàn lao động; không có thiết bị an toàn; không trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động. Về phía người lao động là do vi phạm quy trình, biện pháp an toàn lao động; không sử dụng các trang bị, phương tiện bảo vệ cá nhân; sử dụng các chất kích thích,…

Những ngành nghề, lĩnh vực xảy ra nhiều tai nạn lao động nghiêm trọng là xây dựng, gia công kim loại cơ khí, lắp ráp vận hành máy và thiết bị sản xuất, các lĩnh vực liên quan đến điện giật, va đập, ngã cao do vật rơi và đổ, sập. Về yếu tố gây ra tai nạn lao động chủ yếu là sử dụng điện, ngã cao trong xây dựng, do đỗ, sập.

Nếu bạn đang gặp thắc mắc về vấn đề tai nạn lao động mà chưa tìm được câu trả lời, chưa tìm được những căn cứ pháp luật và không biết được các quyền lợi người bị tai nạn lao động được hưởng là gì, mức hưởng bao nhiêu... bạn hãy gửi câu hỏi về Email tư vấn hoặc liên hệ tổng đài của Luật Minh Gia 1900.6169 để chúng tôi trích dẫn các quy định của pháp luật và hướng dẫn cho bạn.

2. Tư vấn về trợ cấp tai nạn lao động

Câu hỏi tư vấn: Anh A là công nhân của công ty B, anh A mới làm việc ở Công ty B được hơn 2 tháng, chưa tham gia BHXH bắt buộc. Vừa qua anh A bị tại nạn lao động khi đang làm việc và đã chết tại bệnh viện sau đó. Sau khi công an điều tra khám nghiệm tử thi thì kết quả là anh A bị dập tim, trong máu có nồng độ cồn.

Công ty B đã lo chi phí bệnh viện, chi phí đưa nạn nhân về quê làm thủ tục chôn cất và thăm hỏi 20 triệu đồng. 

Xin hỏi công ty B làm như vậy đối với gia đình bên A đã thoả đáng chưa? Quy định thế nào Vì công ty B đưa ra lý do anh A có nồng độ cồn trong máu nên sự việc dẫn đến cái chết của A không phải hoàn toàn do Công ty B.

Trả lời: Cảm ơn chị đã tin tưởng và gửi yêu cầu tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp chị nêu, chúng tôi tư vấn như sau:

Theo quy định của Bộ luật Lao động 2012 thì:

Điều 142. Tai nạn lao động

1. Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.

Quy định này được áp dụng đối với cả người học nghề, tập nghề và thử việc.

2. Người bị tai nạn lao động phải được cấp cứu kịp thời và điều trị chu đáo.

3. Tất cả các vụ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các sự cố nghiêm trọng tại nơi làm việc đều phải được khai báo, điều tra, lập biên bản, thống kê và báo cáo định kỳ theo quy định của Chính phủ.”

Trường hợp của anh A bị tai nạn khi đang làm việc và sau đó chết tại bệnh viện. Như vậy, anh A bị tai nạn lao động khi đang làm việc.

-  Quyền lợi của anh A được hưởng khi bị tai nạn lao động:

Theo Bộ luật lao động 2012 quy định:

Điều 145. Quyền của người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

1. Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội.

2. Người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà người sử dụng lao động chưa đóng bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội, thì được người sử dụng lao động trả khoản tiền tương ứng với chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội.

Việc chi trả có thể thực hiện một lần hoặc hằng tháng theo thỏa thuận của các bên.

3. Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà không do lỗi của người lao động và bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên thì được người sử dụng lao động bồi thường với mức như sau:

a) Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếu bị suy giảm từ 5,0% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1,0% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%;

b) Ít nhất 30 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động.

4. Trường hợp do lỗi của người lao động thì người lao động cũng được trợ cấp một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức quy định tại khoản 3 Điều này.”

Như vậy, đối với trường hợp của anh A căn cứ theo khoản 2 Điều 145 Bộ luật Lao động 2012 thì việc anh A chưa đóng bảo hiểm xã hội, người sử dụng lao động phải chi trả khoản tiền tương ứng với mức quy định của Luật Bảo hiểm xã hội.

Đối với vấn đề công ty B đưa ra đối với A là anh A có nồng độ cồn trong máu nên lỗi không hoàn toàn do công ty B, tuy nhiên, theo quy định của pháp luật thì nếu tai nạn xảy ra do lỗi của người lao động thì người lao động cũng được trợ cấp 1 khoản tiền tương ứng 40% quy định của pháp luật. (Căn cứ theo khoản 4 điều 145 Bộ luật Lao động 2012).

Như vậy trường hợp này do lỗi của người lao động thì công ty B vẫn phải trả ít nhất 12 tháng tiền lương (tương đương 40% x 30 tháng) theo hợp đồng lao động cho thân nhân của anh A, cùng với các chi phí không nằm trong danh mục bảo hiểm y tế.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo