Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Tiền nghỉ phép năm khi nghỉ việc có phải nộp thuế thu nhập cá nhân không?

Theo quy định pháp luật hiện hành, bên cạnh việc thực hiện nghĩa vụ về bảo hiểm xã hội thì người lao động còn phải thực hiện đúng nghĩa vụ về thuế thu nhập cá nhân. Tuy nhiên, thuế suất đối với mỗi người là khác nhau, điều này dựa trên tiền lương, tiền công mà người lao động nhận được trong quá trình giao kết hợp đồng lao động. Luật sư sẽ làm rõ hơn về vấn đề này.

1. Luật sư tư vấn về nghĩa vụ của người lao động.

Như đã nêu trên, nghĩa vụ thuế thu nhập cá nhân là nghĩa vụ của cá nhân đối với nhà nước, thể hiện trách nhiệm của mình trong quá trình phát triển đời sống xã hội. Song không phải chủ thể nào cũng hiểu hết về các quy định pháp luật liên quan đến thuế thu nhập cá nhân trên cơ sở tiền công, tiền lương của người lao động và đặc biệt là các khoản được khấu trừ. Nếu bạn đang có thắc mắc và cần sự trợ giúp đội ngũ luật sư, đừng ngần ngại hãy gửi câu hỏi cho chúng tôi hoặc liên lạc theo hotline 1900.6169 để được hỗ trợ các vấn đề pháp lý như:

- Tư vấn về các trường hợp giảm trừ gia cảnh và số tiền giảm trừ gia cảnh tương ứng với trường hợp đó.

- Tư vấn về hoàn thuế thu nhập cá nhân.

- Giải đáp thắc mắc về phụ cấp của người lao động có phải chịu thuế thu nhập cá nhân hay không?

- Tư vấn về thuế thu nhập cá nhân đối với lao động giao kết nhiều hợp đồng lao động.

Để làm rõ hơn vấn đề này, Luật Minh Gia xin gửi đến bạn tình huống cụ thể dưới đây để bạn có thể tham khảo và đưa ra hướng giải quyết phù hợp nhất.

2. Tiền nghỉ phép năm có phải nộp thuế thu nhập cá nhân hay không?

Câu hỏi: Luật sư cho tôi hỏi. Lương căn bản của tôi: 43.665.000 đồng/tháng (26 ngày) Tổng công ty chi trả: 45.344.000 đồng (ngày) Trừ thuế thu nhập: 8.086.000 đồng (thực lãnh 37.258.000 đồng) Xin Công ty Luật Minh Gia tư vấn giúp và cho tôi biết thông tin, vừa qua Công ty tôi trả tiền phép và đóng thuế thu nhập cá nhân của những ngày phép chưa nghỉ này đúng hay không. Tôi xin trân trong và cảm ơn Công ty Luật Minh Gia Kính chào Công ty

Trả lời tư vấn: Chào anh/chị! Cảm ơn anh/chị đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi tư vấn như sau:

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Luật Thuế thu nhập cá nhân sửa đổi năm 2012 về khoản thu nhập chịu thuế là tiền lương, tiền công:

“2. Thu nhập từ tiền lương, tiền công, bao gồm: 

a) Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công; 

b) Các khoản phụ cấp, trợ cấp, trừ các khoản: phụ cấp, trợ cấp theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công; phụ cấp quốc phòng, an ninh; phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với ngành, nghề hoặc công việc ở nơi làm việc có yếu tố độc hại, nguy hiểm; phụ cấp thu hút, phụ cấp khu vực theo quy định của pháp luật; trợ cấp khó khăn đột xuất, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi, trợ cấp do suy giảm khả năng lao động, trợ cấp hưu trí một lần, tiền tuất hàng tháng và các khoản trợ cấp khác theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội; trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm theo quy định của Bộ luật lao động; trợ cấp mang tính chất bảo trợ xã hội và các khoản phụ cấp, trợ cấp khác không mang tính chất tiền lương, tiền công theo quy định của Chính phủ.”

Dẫn chiếu đến khoản 1 Điều 111 Bộ Luật lao động 2012:

"1. Người lao động có đủ 12 tháng làm việc cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:

a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;

b) 14 ngày làm việc đối với người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc người làm việc ở những nơi có có điều kiện sinh sống khắc nghiệt theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành hoặc lao động chưa thành niên hoặc lao động là người khuyết tật;..."

Theo quy định trên, ngày nghỉ hằng năm là chế độ nghỉ việc có lương của người lao động khi làm việc đủ 12 tháng cho người sử dụng lao động. Khi nghỉ việc, nếu người lao động chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được thanh toán bằng tiền những ngày chưa nghỉ (Điều 114 BLLĐ 2012). 

Vậy tiền nghỉ phép hằng năm là một khoản tiền lương mà người sử dụng lao động trả cho người lao động nên đây được xác định là khoản thu nhập chịu thuế.

----------------

Câu hỏi thứ 2 - Hướng dẫn quy định về nâng lương thường xuyên.

Bản thân tôi học Đại học Kế toán và đến năm 2013 thi công chức xã. Đến ngày 10 tháng 3 năm 2014 có Quyết định làm việc và bố trí chức danh Công chức văn phòng thống kê xã. trong đó có ghi là tập sự 12 tháng được hưởng chế độ 100% lương và các khoản phụ cấp khác (nếu có). Vậy xin cho bản thôi tôi hỏi đến thời điểm nào tôi có thể nâng lương bậc 2 như theo quy định người đủ 3 năm (36 tháng). bản thân tôi giữ chức vụ văn phòng thống kê trong suốt cả 3 năm không đổi vị trí, trong 3 năm tôi hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Trả lời: Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi tư vấn như sau: 

Điều 2. Chế độ nâng bậc lương thường xuyên - Thông tư 08/2013/TT-BNV hướng dẫn thực hiện chế độ nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động,

"Đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 1 Thông tư này, nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch công chức (sau đây gọi là ngạch), trong chức danh nghề nghiệp viên chức, chức danh chuyên gia cao cấp và chức danh chuyên môn, nghiệp vụ ngành Tòa án, ngành Kiểm sát (sau đây gọi là chức danh) hiện giữ, thì được xét nâng một bậc lương thường xuyên khi có đủ điều kiện thời gian giữ bậc trong ngạch hoặc trong chức danh và đạt đủ tiêu chuẩn nâng bậc lương thường xuyên quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này trong suốt thời gian giữ bậc lương như sau:

1. Điều kiện thời gian giữ bậc trong ngạch hoặc trong chức danh:

a) Thời gian giữ bậc để xét nâng bậc lương thường xuyên:

- Đối với chức danh chuyên gia cao cấp: Nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong bảng lương chuyên gia cao cấp, thì sau 5 năm (đủ 60 tháng) giữ bậc lương trong bảng lương chuyên gia cao cấp được xét nâng một bậc lương;

- Đối với các ngạch và các chức danh có yêu cầu trình độ đào tạo từ cao đẳng trở lên: Nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh, thì sau 3 năm (đủ 36 tháng) giữ bậc lương trong ngạch hoặc trong chức danh được xét nâng một bậc lương;

- Đối với các ngạch và các chức danh có yêu cầu trình độ đào tạo từ trung cấp trở xuống và nhân viên thừa hành, phục vụ: Nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh, thì sau 2 năm (đủ 24 tháng) giữ bậc lương trong ngạch hoặc trong chức danh được xét nâng một bậc lương.

b) Các trường hợp được tính vào thời gian để xét nâng bậc lương thường xuyên, gồm:

- Thời gian nghỉ làm việc được hưởng nguyên lương theo quy định của pháp luật về lao động;

- Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;

- Thời gian nghỉ ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hưởng bảo hiểm xã hội cộng dồn từ 6 tháng trở xuống (trong thời gian giữ bậc) theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;

- Thời gian được cấp có thẩm quyền quyết định cử đi làm chuyên gia, đi học, thực tập, công tác, khảo sát ở trong nước, ở nước ngoài (bao gồm cả thời gian đi theo chế độ phu nhân, phu quân theo quy định của Chính phủ) nhưng vẫn trong danh sách trả lương của cơ quan, đơn vị.

...."

Căn cứ theo quy định trên, a/c giữ hệ số lương bậc 1 trong ngạch kế toán từ ngày 10/3/2014, nếu a/c đáp đứng được đầy đủ các điều trên thì sau đủ 36 tháng giữ hệ số lương bậc 1 a/c sẽ được nâng bậc lương thường xuyên (10/3/2017)

Anh/chị tham khảo để giải quyết vướng mắc của mình, nếu còn chưa rõ hoặc cần hộ trợ, tư vấn thêm anh/chị vui lòng liên hệ luật sư tư vấn trực tuyến để được giải đáp:

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo