Luật sư Trần Khánh Thương

Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc

Câu hỏi đề nghị tư vấn: Kính thưa luật gia! Em muốn gửi đến chương trình một câu hỏi và kính mong nhận được sự tư vấn ạ. Em là một cán bộ thư viện trường học. Hiện nay, em được hưởng phụ cấp độc hại là 0,2 cộng thẳng vào lương, rồi em thấy bị trừ bảo hiểm.

 

Em muốn hỏi phụ cấp của chúng em thuộc diện nào mà bị trừ bảo hiểm ạ? Kế toán làm như vậy có đúng không ạ? Em đã bị hưởng như vậy hơn năm nay rồi ạ. Em rất mong nhận được câu trả lời của chương trình ạ. Em xin chân thành cảm ơn!

 

 

Trả lời tư vấn: Chào anh/chị! Cảm ơn anh/chị đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi tư vấn như sau:

 

Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH hướng dẫn Luật bảo hiểm xã hội 2014 về bảo hiểm xã hội bắt buộc quy định như sau:

 

"Điều 30. Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc

 

Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định được quy định như sau:

 

1. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đến ngày 31 tháng 12 năm 2017, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương và phụ cấp lương theo quy định tại khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 4 của Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH ngày 16 tháng 11 năm 2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều về hợp đồng lao động, kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất của Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật lao động (sau đây được viết là Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH).

 

Phụ cấp lương theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 4 của Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH là các khoản phụ cấp lương để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ như phụ cấp chức vụ, chức danh; phụ cấp trách nhiệm; phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; phụ cấp thâm niên; phụ cấp khu vực; phụ cấp lưu động; phụ cấp thu hút và các phụ cấp có tính chất tương tự."

 

Như vậy, phụ cấp độc hại cũng sẽ tính vào mức lương để đóng BHXH.


Anh/chị tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình!

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hộ trợ pháp lý khác Anh/chị vui lòng liên hệ bộ phận luật sư trực tuyến của chúng tôi để được giải đáp: ( Tổng đài luật sư trực tuyến 1900.6169 )


Trân trọng
P.Luật sư trực tuyến – Công ty Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo