Luật sư Trần Khánh Thương

Thời hạn của giấy phép lao động đối với người nước ngoài làm việc tại Việt Nam

Thực hiện đường lối đổi mới về kinh tế - chính trị - văn hóa, xã hội và chủ trương của Đảng và Nhà nước ta là chủ động hội nhập với nền kinh tế thế giới cũng như xuất phát từ thực tiễn cần phải có quy định về quản lý lao động nói chung, đặc biệt là quy định về mối quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động. Luật sư sẽ tư vấn rõ hơn về vấn đề này.

1. Luật sư tư vấn về lao động nước ngoài.

Mặc dù nước ta có dân số đông dẫn đến nhu cầu việc làm cao nên các chính sách, pháp luật đầu tư phát triển ở Việt Nam đều ưu tiên sử dụng lao động Việt Nam. Tuy nhiên, có một số lĩnh vực hoặc nhu cầu của đơn vị nên cần sự hỗ trợ của lao động nước ngoài. Do đó, để quản lý người lao động nước ngoài tại Việt Nam, nhà nước đã ban hành các thông tư, nghị định hướng dẫn luật lao động phù hợp với tình hình thực tế.

Để hướng dẫn thực hiện các nội dung trong quy định của Bộ luật Lao động, Chính phủ đã ban hành các Nghị định hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về: Việc làm; tuyển dụng, quản lý NLĐ Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam; quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, trong đó có quy định rõ về xử lý vi phạm đối với vấn đề tuyển dụng, quản lý lao động Việt Nam làm việc tại Việt Nam. Nếu bạn đang gặp khó khăn về vấn đề này, đừng ngần ngại hãy liên lạc với chúng tôi qua hotlline 1900.6169 để được hỗ trợ và giải đáp những thắc mắc các vấn đề pháp lý như:

- Tư vấn người sử dụng lao động được sử dụng lao động là công dân nước ngoài.

- Tư vấn người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép.

- Tư vấn trình tự, thủ tục xin cấp giấy phép lao động.

- Tư vấn thời hạn của giấy phép lao động, hồ sơ cấp lại giấy phép lao động

Bên cạnh đó, để giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này, Luật Minh Gia xin gửi đến bạn tình huống dưới đây để bạn có thể tham khảo và đưa ra hướng giải quyết phù hợp.

2. Thời hạn của giấy phép lao động đối với người nước ngoài.

Nghị định 11/2016 NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam xác định thời hạn của giấy phép lao động đối với người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

I - Thời hạn của giấy phép lao động

Thời hạn của giấy phép lao động được cấp theo thời hạn của một trong các trường hợp sau đây nhưng không quá 02 năm:

1. Thời hạn của hợp đồng lao động dự kiến sẽ ký kết;

2. Thời hạn của bên nước ngoài cử người lao động nước ngoài sang làm việc tại Việt Nam;

3. Thời hạn hợp đồng hoặc thỏa thuận ký kết giữa đối tác Việt Nam và nước ngoài;

4. Thời hạn hợp đồng hoặc thỏa thuận cung cấp dịch vụ ký kết giữa đối tác Việt Nam và nước ngoài;

5. Thời hạn nêu trong văn bản của nhà cung cấp dịch vụ cử người lao động nước ngoài vào Việt Nam để đàm phán cung cấp dịch vụ;

6. Thời hạn đã được xác định trong giấy chứng nhận của tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế được phép hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam;

7. Thời hạn trong văn bản của nhà cung cấp dịch vụ cử người lao động nước ngoài vào Việt Nam để thành lập hiện diện thương mại của nhà cung cấp dịch vụ đó;

8. Thời hạn trong văn bản chứng minh người lao động nước ngoài được tham gia vào hoạt động của một doanh nghiệp nước ngoài đã thành lập hiện diện thương mại tại Việt Nam.

II- Thời hạn của giấy phép lao động được cấp lại

1. Thời hạn của giấy phép lao động được cấp lại khi Giấy phép lao động còn thời hạn bị mất, bị hỏng hoặc thay đổi nội dung ghi trong giấy phép lao động, trừ các trường hợp quy định tại Khoản 8 Điều 10 Nghị định 11/2016 NĐ-CP bằng thời hạn của giấy phép lao động đã được cấp trừ đi thời gian người lao động nước ngoài đã làm việc tính đến thời điểm đề nghị cấp lại giấy phép lao động.

2. Thời hạn của giấy phép lao động được cấp lại khi Giấy phép lao động sắp hết hạn (còn thời hạn ít nhất 05 ngày nhưng không quá 45 ngày) sẽ được cấp theo thời hạn của một trong các trường hợp quy định tại Điều 11 Nghị định 11/2016 NĐ-CP nhưng không quá 02 năm.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Thời hạn của giấy phép lao động đối với người nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến - Số điện thoại liên hệ 1900.6169 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo