Luật sư Vũ Đức Thịnh

Quy định về điều kiện được hưởng chế độ thai sản

Câu hỏi đề nghị tư vấn thứ nhất: Ngày dự sinh của em là 03/02/2017 và công ty cho nghỉ tết từ ngày 23/01/2017 đến hết ngày 05/02/2017. Cho em hỏi theo lịch nghỉ tết như vậy nếu em sinh trong thời gian đang nghỉ tết thì có được nghỉ tết hết ngày 05/02/2017 rồi từ ngày 06/02/2017 bắt đầu tính nghỉ thai sản không? Hay là tính thời gian nghỉ thai sản từ ngày sinh. Khi sinh con em có thể xin nghỉ hết ngày phép năm còn lại rồi mới xin nghỉ thai sản được không? (Nghỉ phép khi đã sinh con). Xin cám ơn!

 

Trả lời tư vấn: Chào anh/chị! Cảm ơn anh/chị đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi tư vấn như sau:

 

Điều 34 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về Thời gian hưởng chế độ khi sinh con

 

“1. Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.

 

Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.

7. Thời gian hưởng chế độ thai sản quy định tại các khoản 1, 3, 4, 5 và 6 Điều này tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.”

 

Theo quy định, thời gian nghỉ thai sản khi sinh con có thể nghỉ trước sinh không quá 2 tháng. Do đó, nhiều trường hợp LĐ nữ lựa chọn nghỉ thai sản trước sinh 1 tới 2 tháng, tuy nhiên nhiều trường hợp khác LĐ nữ đi làm tới ngày sinh con. THời gian nghỉ thai sản có thể tính từ khi LĐ nữ xin nghỉ trước khi sinh hoặc từ thời điểm sinh con tùy theo nhu cầu của họ. 6 tháng hưởng chế độ thai sản khi sinh con tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

 

Như vậy, nếu chị đi làm hết ngày 22/01/2017 , ngày 23/01/2017 chị được nghỉ tết theo lịch của công ty quy định, ngày 03/02/2017 chị sinh con thì thời gian 6 tháng khi sinh con được tính từ ngày chị sinh.

 

Về vấn đề nghỉ phép năm, NLĐ có quyền nghỉ phép năm khi có thời gian làm việc đủ 12 tháng cho 1 NSDLĐ. Tuy nhiên, việc bố trí thời gian nghỉ phép năm lại do sự thỏa thuận của NLĐ và phía doanh nghiệp.  Do đó, để hợp lí chị nên nghỉ hết 6 tháng chế độ thai sản khi sinh con và sau đó thỏa thuận với doanh nghiệp nghỉ những ngày phép năm.

 

Anh/chị tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình!

==========================

Câu hỏi đề nghị tư vấn thứ hai - Điều kiện hưởng chế độ thai sản khi sinh con

Chào Luật sư,Nhờ Luật sư tư vấn giúp tôi trường hợp sau:Tôi đã đóng BHXH liên tục trong 5 năm tại công ty cũ (đến tháng hết tháng 8/2016). Và bắt đầu làm việc tại công ty mới với 2 tháng thử việc (từ 1/9/2016 - 31/10/2016)Tuy nhiên, khi gần đến ngày kết thúc thử việc (14/10/2016) tôi phát hiện mình có thai được 5 tuần (tức tại thời điểm nghỉ việc cty cũ và bắt đầu làm tại cty mới). Vậy nếu được đánh giá tốt trong thời gian thử việc, tôi có được kí hợp đồng lao động trong khi đang có thai hay không ?. Ngoài ra, do tình hình sức khỏe khi mang thai, tôi muốn nghỉ làm sau 2 tháng thử việc này thì có được hưởng chế độ thai sản không hay phải tiếp tục làm việc với hợp đồng chính thức liên tục 6 tháng kế tiếp để đóng BHXH đủ 6 tháng trước khi sinh và đồng thời có được hưởng lương thất nghiệp không ?.Xin cám ơn luật sư

 

Trả lời tư vấn: Chào anh/chị! Cảm ơn anh/chị đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn một số trường hợp tương tự thông qua một hoặc một số bài viết cụ thể sau đây:

 

Thứ nhất, về vấn đề thử việc

 

Điều 29 BLLĐ năm 2012 quy định về Kết thúc thời gian thử việc

 

"1. Khi việc làm thử đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động.

 

2. Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền huỷ bỏ thoả thuận thử việc mà không cần báo trước và không phải bồi thường nếu việc làm thử không đạt yêu cầu mà hai bên đã thoả thuận."

 

Kết thúc thời gian thử việc có biên bản đánh giá hoàn thành công việc thì người sử dụng lao động phải giao kết HĐLĐ. Việc chị mang thai không ảnh hưởng tới kết quả đánh giá mức độ hoàn thành công việc thì không ảnh hưởng tới việc kí kết HĐLĐ.

 

Thứ hai, về điều kiện hưởng chế độ thai sản khi sinh con

 

Điều kiện hưởng chế độ thai sản năm 2016

 

6 tháng trong thời gian 12 tháng trước sinh được hiểu như thế nào là đúng?

 

Theo quy định, NLĐ đóng BHXH bắt buộc từ đủ 6 tháng trở lên ( 6 tháng đóng có thể  không liên tục) trong khoảng thời gian 12 tháng trước khi sinh con thì đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản khi sinh con.

 

Khoản 1 Điều 9 Thông tư 59/2015/TT- BLDTBXH quy định về cách tính 12 tháng như sau:

 

" 1. Thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được xác định như sau:

 

a) Trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi trước ngày 15 của tháng, thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi không tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

 

b) Trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi từ ngày 15 trở đi của tháng và tháng đó có đóng bảo hiểm xã hội, thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi. Trường hợp tháng đó không đóng bảo hiểm xã hội thì thực hiện theo quy định tại điểm a khoản này."

 

Vì chị không đề cập tới thời điểm dự sinh nên chúng tôi không tư vấn cụ thể được do đó chị có thể tham khảo quy định trên và áp dụng vào trường hợp của mình.


Anh/chị tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình!

 

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hộ trợ pháp lý khác Anh/chị vui lòng liên hệ bộ phận luật sư trực tuyến của chúng tôi để được giải đáp: ( Tổng đài luật sư trực tuyến 1900.6169 )
 

Trân trọng
P.Luật sư trực tuyến – Công ty Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo