Nguyễn Kim Quý

Pháp luật quy định như thế nào về lực lượng ứng cứu an toàn, vệ sinh lao động trong công ty?

Luật sư tư vấn về việc tổ chức lực lượng ứng cứu về an toàn, vệ sinh lao động trong cơ sở sản xuất, kinh doanh, việc đào tạo, huấn luyện và thời gian luyện tập được quy định như thế nào?

Nội dung tư vấn: Xin chào văn phòng luật minh gia, tôi có một vài câu hỏi liên quan đến luật an toàn vệ sinh lao động như sau: 1, Công ty tôi là 100% vốn đầu tư nước ngoài, sản xuất điện tử, với khoảng 9000 công nhân viên, phân chia làm nhiều phân xưởng, hiện tại công ty cần thành lập 1 tổ chức ứng phó khẩn cấp về ATVSLĐ thì thông tư, nghị định nào quy định? 2, Việc đào tạo, diễn tập được quy định như thế nào? thời gian luyện tập như thế nào? 3, Phụ cấp? 4, Cơ cấu tổ chức thành viên ra sao và phân ca, trách nhiệm công việc như thế nào, có được quy định ở điều khoản nào, nghị định, thông tư nào không? Rất mong sớm nhận được sự giải đáp của quý công ty, Tôi xin chân thành cảm ơn!

 

Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến công ty Luật Minh Gia, với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:

 

Thứ nhất, về việc thành lập một tổ chức ứng phó khẩn cấp về an toàn vệ sinh lao động tại công ty bạn

 

Việc thành lập tổ chức ứng phó khẩn cấp căn cứ theo quy định tại Điều 79 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 về tổ chức lực lượng ứng cứu như sau:

 

“Điều 79. Tổ chức lực lượng ứng cứu

 

1. Nơi làm việc có yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại có nguy cơ gây tai nạn lao động thì người sử dụng lao động có trách nhiệm tổ chức lực lượng ứng cứu chuyên trách hoặc bán chuyên trách theo quy định và tổ chức huấn luyện sơ cứu, cấp cứu cho người lao động.

 

2. Lực lượng ứng cứu phải được trang bị phương tiện kỹ thuật, y tế để bảo đảm ứng cứu, sơ cứu, cấp cứu kịp thời và phải được huấn luyện.

 

3. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định chi tiết việc tổ chức, trang thiết bị và huấn luyện cho lực lượng sơ cứu, cấp cứu tại nơi làm việc.”

 

Như vậy, việc tổ chức lực lượng ứng cứu được tiến hành tại nơi làm việc có yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại có nguy cơ gây tai nạn lao động bởi người sử dụng lao động bên cạnh việc tổ chức sơ cứu, cấp cứu cho người lao động.

 

Việc tổ chức lực lượng sơ cứu, cấp cứu được quy định cụ thể tại Điều 7 Thông tư 19/2016/TT-BYT như sau:

 

“Điều 7. Tổ chức lực lượng sơ cứu, cấp cứu

 

1. Lực lượng sơ cứu, cấp cứu gồm:

 

a) Người lao động được người sử dụng lao động phân công tham gia lực lượng sơ cứu. Việc phân công người lao động tham gia lực lượng sơ cứu phải đáp ứng các tiêu chí sau:

 

- Có đủ sức khỏe và tình nguyện tham gia các hoạt động sơ cứu, cấp cứu;

 

- Có thể có mặt sớm nhất tại vị trí xảy ra tai nạn lao động để hỗ trợ sơ cứu, cấp cứu trong thời gian làm việc;

 

- Được huấn luyện về sơ cứu, cấp cứu theo hướng dẫn tại Điều 9 của Thông tư này.

 

b) Người làm công tác y tế tại cơ sở sản xuất kinh doanh.

 

2. Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh có công việc thuộc Danh mục công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động, người sử dụng lao động sắp xếp và bố trí số lượng người lao động làm công tác sơ cứu, cấp cứu như sau:

 

a) Dưới 100 người lao động phải bố trí ít nhất 01 người lao động làm công tác sơ cứu, cấp cứu;

 

b) Cứ mỗi 100 người lao động tăng thêm phải bố trí thêm ít nhất 01 người lao động làm công tác sơ cứu, cấp cứu.

 

3. Đối với cơ sở sản xuất kinh doanh khác, người sử dụng lao động sắp xếp và bố trí số lượng người lao động làm công tác sơ cứu, cấp cứu như sau:

 

a) Dưới 200 người lao động phải bố trí ít nhất 01 người lao động làm công tác sơ cứu, cấp cứu;

 

b) Cứ mỗi 150 người lao động tăng thêm phải bố trí thêm ít nhất 01 người lao động làm công tác sơ cứu, cấp cứu.

 

4. Bảo đảm mỗi ca làm việc hoặc nhóm làm việc lưu động phải có người hoặc lực lượng chịu trách nhiệm sơ cứu, cấp cứu."

 

Thứ hai, về việc đào tạo, diễn tập và thời gian luyện tập

 

Điều 19 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định về việc diễn tập, huấn luyện, và thời gian luyện tập như sau:

 

“Điều 19. Biện pháp xử lý sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng và ứng cứu khẩn cấp

 

1. Người sử dụng lao động phải có phương án xử lý sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng, ứng cứu khẩn cấp và định kỳ tổ chức diễn tập theo quy định của pháp luật; trang bị phương tiện kỹ thuật, y tế để bảo đảm ứng cứu, sơ cứu kịp thời khi xảy ra sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng, tai nạn lao động.

 

...”

 

Việc huấn luyện, diễn tập và thời gian luyện tập được quy định tại thông tư 19/2016/TT-BYT quản lý vệ sinh lao động, sức khỏe người lao động, cụ thể tại Điều 9 và Phụ lục 6 của Thông tư này như sau:

 

“Điều 9. Huấn luyện sơ cứu, cấp cứu

 

1. Đối tượng huấn luyện sơ cứu, cấp cứu bao gồm:

 

a) Người lao động, trừ trường hợp đã có Giấy chứng nhận huấn luyện an toàn vệ sinh lao động;

 

b) Người được phân công tham gia lực lượng sơ cứu, cấp cứu.

 

2. Thời gian, nội dung huấn luyện và huấn luyện lại hằng năm thực hiện theo quy định tại Phụ lục 6 ban hành kèm theo Thông tư này.

 

3. Người được huấn luyện phải ký vào Sổ theo dõi huấn luyện sơ cứu, cấp cứu theo mẫu quy định tại Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư này sau khi được huấn luyện. Trường hợp người lao động đã có Giấy chứng nhận huấn luyện an toàn vệ sinh lao động thì không phải ký vào Sổ theo dõi huấn luyện sơ cứu, cấp cứu nhưng phải lưu bản sao Giấy chứng nhận huấn luyện an toàn vệ sinh lao động.”

 

Theo đó thì thời gian huấn luyện với lực lượng sơ cứu, cấp cứu là 16 giờ tương đương với 2 ngày đối với trường hợp huấn luyện lần đầu và 8 giờ đối với việc huấn luyện lại hằng năm.

 

Thứ ba, về phụ cấp đối với lực lượng ứng cứu

 

Pháp luật không có quy định cụ thể về mức phụ cấp của lực lượng ứng cứu khẩn cấp nên mức phụ cấp của người trong lực lượng sơ cứu, cấp cứu do người sử dụng lao động quy định sau khi thông nhất với ban chấp hành công đoàn cơ sở theo quy định tại khoản 5 Điều 74 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015:

 

“5. An toàn, vệ sinh viên có quyền sau đây:

 

a) Được cung cấp thông tin đầy đủ về biện pháp mà người sử dụng lao động tiến hành để bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc;

 

b) Được dành một phần thời gian làm việc để thực hiện các nhiệm vụ của an toàn, vệ sinh viên nhưng vẫn được trả lương cho thời gian thực hiện nhiệm vụ và được hưởng phụ cấp trách nhiệm.

 

Mức phụ cấp trách nhiệm do người sử dụng lao động và Ban chấp hành công đoàn cơ sở thống nhất thỏa thuận và được ghi trong quy chế hoạt động của mạng lưới an toàn, vệ sinh viên;

 

c) Yêu cầu người lao động trong tổ ngừng làm việc để thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động, nếu thấy có nguy cơ trực tiếp gây sự cố, tai nạn lao động và chịu trách nhiệm về quyết định đó;

 

d) Được học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phương pháp hoạt động.”

 

Thứ tư, về cơ cấu tổ chức thành viên, phân ca, trách nhiệm công việc

 

Cơ cấu tổ chức thành viên, phân ca, trách nhiệm công việc được quy định tại Điều 7 Thông tư 19/2016/TT-BYT như sau:

 

“Điều 7. Tổ chức lực lượng sơ cứu, cấp cứu

 

1. Lực lượng sơ cứu, cấp cứu gồm:

 

a) Người lao động được người sử dụng lao động phân công tham gia lực lượng sơ cứu. Việc phân công người lao động tham gia lực lượng sơ cứu phải đáp ứng các tiêu chí sau:

 

- Có đủ sức khỏe và tình nguyện tham gia các hoạt động sơ cứu, cấp cứu;

 

- Có thể có mặt sớm nhất tại vị trí xảy ra tai nạn lao động để hỗ trợ sơ cứu, cấp cứu trong thời gian làm việc;

 

- Được huấn luyện về sơ cứu, cấp cứu theo hướng dẫn tại Điều 9 của Thông tư này.

 

b) Người làm công tác y tế tại cơ sở sản xuất kinh doanh.

 

2. Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh có công việc thuộc Danh mục công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động, người sử dụng lao động sắp xếp và bố trí số lượng người lao động làm công tác sơ cứu, cấp cứu như sau:

 

a) Dưới 100 người lao động phải bố trí ít nhất 01 người lao động làm công tác sơ cứu, cấp cứu;

 

b) Cứ mỗi 100 người lao động tăng thêm phải bố trí thêm ít nhất 01 người lao động làm công tác sơ cứu, cấp cứu.

 

3. Đối với cơ sở sản xuất kinh doanh khác, người sử dụng lao động sắp xếp và bố trí số lượng người lao động làm công tác sơ cứu, cấp cứu như sau:

 

a) Dưới 200 người lao động phải bố trí ít nhất 01 người lao động làm công tác sơ cứu, cấp cứu;

 

b) Cứ mỗi 150 người lao động tăng thêm phải bố trí thêm ít nhất 01 người lao động làm công tác sơ cứu, cấp cứu.

 

4. Bảo đảm mỗi ca làm việc hoặc nhóm làm việc lưu động phải có người hoặc lực lượng chịu trách nhiệm sơ cứu, cấp cứu.”

 

Như vậy, lực lượng ứng cứu của công ty bạn cần phải đáp ứng đủ điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Thông tư 19/2016/TT-BYT, nếu công ty bạn có công việc nằm trong danh mục công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về vệ sinh, an toàn lao động thì việc tổ chức thành viên của lực lượng sơ cứu, cấp cứu sẽ được tuân theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Thông tư 19/2016/TT-BYT tức là công ty bạn có 9000 công nhân viên thì lực lượng sơ cứu, cấp cứu sẽ khoảng 90 người, còn nếu công ty bạn không có công việc nằm trong danh mục trên thì việc tổ chức lực lượng ứng cứu theo quy định tại khoản 3 Điều 7 tức là công ty bạn có 9000 công nhân viên thì lực lượng sơ cứu, cấp cứ sẽ khoảng 60 người. Công ty bạn sẽ phải đảm bảo mỗi ca làm việc hoặc nhóm làm việc lưu động phải có lực lượng chịu trách nhiệm sơ cứu, cấp cứu.

 

Trân trọng

Phòng tư vấn pháp luật Lao động - Công ty Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn