LS Vũ Thảo

NLĐ nghỉ việc hưởng chế độ thai sản có được trợ cấp hàng tháng không?

Chế độ thai sản là một trong những chế độ của người lao động khi tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Tuy nhiên, trong quá trình lao động thì nhiều người lao động và đơn vị sử dụng lao động còn chưa nắm rõ quy định pháp luật về điều kiện hưởng chế độ thai sản? Mức hưởng, thời gian hưởng chế độ thai sản được quy định như thế nào? Nếu bạn cũng có những vướng mắc tương tự thì bạn có thể liên hệ Luật Minh Gia để được hỗ trợ.

1. Luật sư tư vấn về chế độ thai sản

 

Khi bạn có vướng mắc liên quan chế độ thai sản của người lao động hoặc những vấn đề liên quan lĩnh vực bảo hiểm xã hội thì bạn có thể liên hệ với Luật Minh Gia. Luật sư của chúng tôi sẽ hỗ trợ, hướng dẫn, giải thích những vướng mắc của bạn liên quan đến lĩnh vực của bảo hiểm xã hội như:

 

- Tư vấn điều kiện hưởng, mức hưởng các chế độ trong bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm xã hội bắt buộc như chế độ thai sản, ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất,..

 

- Hướng dẫn người sử dụng lao động, người lao động lập hồ sơ hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội

 

- Giải đáp thắc mắc các quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội

 

Để được giải giáp thắc mắc thì bạn có thể đặt câu hỏi cho Luật Minh Gia hoặc Gọi: 1900.6169 để được hướng dẫn tư vấn. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo tình huống chúng tôi tư vấn sau đây để có thêm thông tin quy định pháp luật liên quan chế độ thai sản của người lao động. 

 

2. Lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản có được trợ cấp hàng tháng không?

 

Câu hỏi: Tôi công tác tại công ty từ năm 2013. Đến tháng 10 năm 2014 tôi sinh em bé, nhưng chỉ lãnh duy nhất 1 lần khoảng 22 triệu sau khi nộp giấy chứng nhận sinh của bé, và sau đó mỗi tháng đều không có trợ cấp. Đến khi tôi đi làm lại sau 6 tháng, mặc dù sinh mổ nhưng tôi cũng không nhận được tiền sinh mổ và được nghỉ thêm 7 ngày. Vì lúc đó tôi không biết là do nhân viên hành chánh không làm thủ tục cho tôi hay luật lúc đó chưa thi hành giống như bây giờ? Xin công ty giải đáp giúp trường hợp của tôi ah. Xin chân thành cảm ơn, chúc công ty hồng phát. Trân trọng!

 

Trả lời tư vấn: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn tới công ty Luật Minh Gia, với trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

 

Căn cứ tại Điều ​31 Luật bảo hiểm xã hội 2006 quy định Thời gian hưởng chế độ khi sinh con:

 

"1. Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định sau đây:

 

a) Bốn tháng, nếu làm nghề hoặc công việc trong điều kiện lao động bình thường;

 

b) Năm tháng, nếu làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành; làm việc theo chế độ ba ca; làm việc thường xuyên ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên hoặc là nữ quân nhân, nữ công an nhân dân;

 

c) Sáu tháng đối với lao động nữ là người tàn tật theo quy định của pháp luật về người tàn tật;

 

d) Trường hợp sinh đôi trở lên, ngoài thời gian nghỉ việc quy định tại các điểm a, b và c khoản này thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con được nghỉ thêm ba mươi ngày..."

 

Và Điều ​35 Luật bảo hiểm xã hội 2006 quy định mức hưởng chế độ thai sản như sau:

 

"1. Người lao động hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các điều 29, 30, 31, 32 và 33 của Luật này thì mức hưởng bằng 100% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội của sáu tháng liền kề trước khi nghỉ việc..."

 

Điều ​34 Luật bảo hiểm xã hội 2006 Trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi:

 

"Lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới bốn tháng tuổi thì được trợ cấp một lần bằng hai tháng lương tối thiểu chung cho mỗi con..."

 

Theo đó, người lao động sinh con được nghỉ việc 4 tháng, 5 tháng hoặc 6 tháng phụ thuộc vào điều kiện lao động, tình trạng thể chất và số con một lần sinh. Mức hưởng mỗi tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH của 6 tháng liền kề trước khi người lao động nghỉ việc. Ngoài ra, lao động nữ sinh con còn được trợ cấp một lần bằng hai tháng lương tối thiểu chung cho mỗi con. Cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm thanh toán một lần trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ từ công ty.

 

Như vậy, đối chiếu trường hợp của bạn: Theo thông tin bạn cung cấp thì cơ quan bảo hiểm xã hội thanh toán cho bạn 22 triệu đồng. Nếu khoản tiền này đã bao gồm mức hưởng chế độ thai sản tương ứng thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản của bạn và tiền trợ cấp một lần khi sinh con phù hợp theo quy định pháp luật thì bạn sẽ không được cơ quan bảo hiểm xã hội chi trả thêm bất kì khoản trợ cấp nào. 

 

- Đối với thời gian nghỉ dưỡng sức, phuc hồi sức khỏe sau thai sản:

 

Căn cứ tại mục 3 Thông tư 19/2008/TT-BLĐTBXH quy định dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản như sau:

 

"3. Bổ sung các khoản 7, 8, 9 và khoản 10 vào mục II chế độ thai sản phần B như sau:


...
10. Trong khoảng thời gian 30 ngày, tính từ thời điểm lao động nữ trở lại làm việc sau khi hết thời gian hưởng chế độ khi sẩy thai, nạo, hút thai hoặc thai chết lưu quy định tại Điều 30 Luật Bảo hiểm xã hội hoặc trong khoảng thời gian 60 ngày tính từ thời điểm lao động nữ trở lại làm việc sau khi hết thời gian hưởng chế độ khi sinh con quy định tại Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội mà sức khoẻ còn yếu thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ theo quy định tại Điều 17 Nghị định số 152/2006/NĐ-CP.”

 

Và Điều 17 Nghị định 152/2006/NĐ-CP quy định:

 

"1. Lao động nữ sau thời gian hưởng chế độ khi sẩy thai, nạo, hút thai hoặc thai chết lưu quy định tại Điều 30 Luật Bảo hiểm xã hội hoặc sau thời gian hưởng chế độ khi sinh con quy định tại Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội mà sức khoẻ còn yếu thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe.

 

2. Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe trong một năm tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hàng tuần, ngày đi và về nếu nghỉ tại cơ sở tập trung. Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở hoặc Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời quyết định, cụ thể như sau:

 

a) Tối đa 10 ngày đối với lao động nữ sinh một lần từ 2 con trở lên;

 

b) Tối đa 7 ngày đối với lao động nữ sinh con phải phẫu thuật;

 

c) Bằng 5 ngày đối với các trường hợp khác..."

 

Theo đó, trong khoảng thời gian 60 ngày tính từ thời điểm bạn trở lại làm việc sau khi hết thời gian hưởng chế độ khi sinh con mà sức khỏe còn yếu thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe. Số ngày nghỉ do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở hoặc Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời quyết định, tối đa 7 ngày nếu sinh con phải phẫu thuật. Như vậy, trường hợp quá thời gian 60 ngày kể từ thời điểm bạn trở lại làm việc mà bạn không được được hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe thì cần xác định công ty đã nộp hồ sơ cho bạn hưởng chế độ này hay chưa? Trường hợp công ty không nộp hồ sơ thì hiện tại đã quá thời hạn giải quyết chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản nên không có căn cứ để yêu cầu cơ quan bảo hiểm xã hội thanh toán cho bạn. Trường hợp công ty đã nộp hồ sơ cho bạn hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe mà bạn chưa được công ty thanh toán thì bạn cần liên hệ với công ty để được giải quyết. 

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn