Hoàng Thị Nhàn

Người sử dụng lao động không trả lương cho người lao động?

Pháp luật về lao động quy định khá chi tiết về những vấn đề có thể phát sinh trong quan hệ lao động làm cơ sở cho việc giải quyết các tranh chấp. Bên cạnh đó, việc ban hành các văn bản dưới luật để điều chỉnh các vấn đề này cũng thật sự cần thiết để giải quyết nhanh chóng và triệt để nhằm tạo ra môi trường lao động bình đẳng.

1. Luật sư tư vấn về lao động.

Khi xã hội càng phát triển nếu nhưng không cần bằng lợi ích của các chủ thể trong mọi mối quan hệ sẽ dễ dẫn đến tình trạng phân cấp giàu nghèo, những đối tượng yếu thế trong xã hội có thể mãi mãi phải núp dưới bóng của kẻ mạnh và điều này sẽ cản trở Việt Nam bước đi trên con đường Xã hội chủ nghĩa. Người lao động là một trong những chủ thể yếu thế trong quan hệ lao động, mặc dù pháp luật luôn cố gắng cân bằng lợi ích giữa họ và người sử dụng lao động nhưng ở một góc độ nào đó thì người sử dụng lao động vẫn có phần ưu thế hơn.

Thực trạng các hành vi vi phạm quy định pháp luật về lao động rất nhiều và thường xuyên như giữ sổ bảo hiểm xã hội để buộc người lao động bồi thường khi họ đơn phương chấm dứt hợp đồng, yêu cầu người lao động bảo đảm bằng vật chất, cố tình lấy lý do bất hợp lý để chậm hoặc không trả lương, khấu trừ lương quá mức mà luật cho phép.

Nếu bạn đang gặp khó khăn về vấn đề này, đừng ngần ngại hãy liên lạc với chúng tôi qua hotlline 1900.6169 để được hỗ trợ và giải đáp những thắc mắc các vấn đề pháp lý.

Để giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này, Luật Minh Gia xin gửi đến bạn tình huống dưới đây để bạn có thể tham khảo và đưa ra hướng giải quyết phù hợp.

2. Người sử dụng lao động không trả lương cho người lao động.

Nội dung tư vấn: Em chào anh chị trong văn phòng luật sư. Em có một câu hỏi như sau: Em đang làm công nhân cho một xưởng lắp ráp quạt tư nhân, khi nhận em vào làm, chủ xưởng cũng không có hỏi han gì tên tuổi em luôn, em hỏi có cần làm hồ sơ hay ảnh chứng minh gì không? Thì chủ xưởng nói không cần, và chủ xưởng thống nhất bằng lời nói với em là lương người mới thì được trả 5,000,000đ(năm triệu đồng). Nhưng làm việc đến nay được 1(một) tháng em hỏi ứng tiền thì chủ xưởng không cho, em làm việc không thấy yên tâm lắm cho quyền lợi của mình em xin nghỉ thì chủ xưởng nói sẽ không thanh toán tiền công cho. Nếu em làm lâu dài thì lúc thanh toán tiền công họ sẽ giữ lại 15 ngày công. Vậy em muốn hỏi, em và chủ xưởng đó có vi phạm gì không? Và em phải làm thế nào để đòi lại quyền lợi của mình? Em xin cảm ơn ạ!

Trả lời tư vấn: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến công ty Luật Minh Gia. Trường hợp này chúng tôi tư vấn cho bạn như sau.

Thứ nhất, theo quy định tai điều 16 Bộ luật lao động năm 2012:

1. Hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và được làm thành 02 bản, người lao động giữ 01 bản, người sử dụng lao động giữ 01 bản, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Đối với công việc tạm thời có thời hạn dưới 03 tháng, các bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói.”

Theo thông tin bạn cung cấp, bạn chưa cung cấp đầy đủ thông tin về việc công việc của bạn là công việc có tính chất thường xuyên hay công việc tạm thời có thời hạn dưới 3 tháng nên chúng tôi chưa thể khẳng định việc giao kết hợp đồng giữa bạn với công ty theo hình thức gì. Nếu công việc bạn đang làm có tính tạm thời dưới 3 tháng thì có thể giao kết bằng lời nói, còn nếu công việc của bạn có tính chất thường xuyên liên tục không thuộc khoản 2 điều 16 như trên thì bạn với công ty phải giao kết hợp đồng bằng văn bản. Nếu công ty không giao kết bằng văn bản thì sẽ vi phạm quy định tại Bộ luật lao động năm 2012.

Bên cạnh đó, theo quy định tại điều 5 Bộ luật lao động năm 2012 thì người lao động có quyền:

“b) Hưởng lương phù hợp với trình độ kỹ năng nghề trên cơ sở thoả thuận với người sử dụng lao động; được bảo hộ lao động, làm việc trong điều kiện bảo đảm về an toàn lao động, vệ sinh lao động; nghỉ theo chế độ, nghỉ hằng năm có lương và được hưởng phúc lợi tập thể;”

Do vậy, bạn có quyền được hưởng lương đã thỏa thuận với chủ xưởng(người sử dụng lao động), chủ xưởng có nghĩa vụ phải trả lương cho bạn đầy đủ và đúng hạn, không được quyền giữ lai 15 ngày lương. Nếu chủ xưởng không chịu trả lương thì chủ xưởng sẽ vi phạm quy định của Bộ luật lao động.

Theo đó việc người sử dụng lao động không trả lương cho bạn theo đúng thỏa thuận là trái với quy định của pháp luật. Người sử dụng lao động sẽ phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình theo quy định tại điều 13 Nghị định 95/2013/NĐ-CP như sau:

 "3. Phạt tiền người sử dụng lao động có một trong các hành vi: Trả lương không đúng hạn theo quy định tại Điều 96 của Bộ luật lao động; trả lương thấp hơn mức quy định tại thang lương, bảng lương đã gửi cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện; trả lương làm thêm giờ, làm việc ban đêm cho người lao động thấp hơn mức quy định tại Điều 97 của Bộ luật lao động; khấu trừ tiền lương của người lao động trái quy định tại Điều 101 của Bộ luật lao động; trả không đủ tiền lương ngừng việc cho người lao động theo quy định tại Điều 98 của Bộ luật lao động theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;”

Thứ hai, trường hợp bạn xin nghỉ việc bạn phải báo trước với người sử dụng lao động theo thời hạn quy định tại điều 37 Bộ luật lao động 2012:

2. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại khoản 1 Điều này, người lao động phải báo cho người sử dụng lao động biết trước:

a) Ít nhất 3 ngày làm việc đối với các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và g khoản 1 Điều này;

b) Ít nhất 30 ngày nếu là hợp đồng lao động xác định thời hạn; ít nhất 03 ngày làm việc nếu là hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng đối với các trường hợp quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều này;

c) Đối với trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều này thời hạn báo trước cho người sử dụng lao động được thực hiện theo thời hạn quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.

3. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, nhưng phải báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 45 ngày, trừ trường hợp quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.”

Do thông tin bạn cung cấp không nói rõ cụ thể bạn có thực hiện việc báo trước hay không nên chúng tôi chưa thể khẳng định bạn có vi phạm quy định về báo trước hay không. Do vậy để đòi lại quyền lợi của mình, trước khi nghỉ việc bạn phải có nghĩa vụ báo trước với người sử dụng lao động theo quy định tại khoản 2 điều 37 ở trên và để lấy được lương bạn có thể yêu cầu trực tiếp chủ xưởng trả lại số tiền lương  mà họ đã nợ hoặc bạn có thể làm đơn gửi đến Phòng lao động thương binh và xã hội nơi công ty đặt trụ sở để họ cử hòa giải viên lao động giải quyếttrong ba ngày kể từ ngày nhận đơn họ sẽ thực hiện việc hòa giải. Sau đó, nếu không đồng ý với kết quả hòa giải thì bạn có thể khởi kiện đến Tòa án nhân dân cấp huyện, nơi công ty bạn có trụ sở chính để yêu cầu đòi lại tiền lương và bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

Tuy nhiên nếu trong trường hợp bạn không kí hợp đồng lao động thì bạn cần phải có giấy tờ chứng minh mình đã làm việc cho người sử dụng, bạn có thể lập văn bản tường trình mình đã làm việc cho họ và xin xác nhận làm chứng của những người cùng làm với bạn ở đó. 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn hỏi và quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp, bạn vui lòng gọi đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi - Số điện thoại liên hệ: 1900.6169 để được hỗ trợ kịp thời.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo