Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Lao động nữ mang thai nghỉ quá thời gian quy định xử lý thế nào?

Câu hỏi đề nghị tư vấn: Cơ quan tôi là đơn vị sự nghiệp khối đảng. Cơ quan tôi có 01 nhân viên đang mang thai con thứ 3 hiện thai nhi đã được 6 tháng. Tuy nhiêntrong quá trình công tác người này liên tục nghĩ không phép 12 ngày. Lãnh đạo cơ quan đã 2 lần gửi giấy báo đến nơi cư trú của người này nhưng hiện nay vẫn tiếp tục vi phạm. Xin hỏi trường hợp này áp dụng luật viên chức và luật lao động như thế nào cho đúng.

 

Trả lời tư vấn: Chào anh/chị! Cảm ơn anh/chị đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi tư vấn như sau:

 

Do anh chị không nói rõ nhân viên này là viên chức hay người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng nên chúng tôi phân ra hai trường hợp.

 

- Trường hợp nhân viên đó là viên chức thì áp dụng quy định của luật viên chức. Theo thông tin anh/chị cung cấp thì viên chức này đang vi phạm nghĩa vụ của viên chức và có thể bị xử lý kỷ luật. Tuy nhiên, do đang mang thai nên hiện tại, đơn vị chưa xử lý kỷ luật. Cụ thể được quy định tại Điều 5 Nghị định 27/2012/NĐ-CP.


Điều 5. Các trường hợp chưa xem xét xử lý kỷ luật 

Cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền chưa xem xét xử lý kỷ luật đối với viên chức có hành vi vi phạm pháp luật trong các trường hợp sau: 

1. Đang trong thời gian nghỉ hàng năm, nghỉ theo chế độ, nghỉ việc riêng được người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập cho phép; 

2. Đang trong thời gian điều trị, chữa bệnh có xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền; 

3. Viên chức nữ đang trong thời gian mang thai, nghỉ thai sản, đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi; 

4. Đang bị tạm giữ, tạm giam chờ kết luận của cơ quan có thẩm quyền điều tra, truy tố, xét xử về hành vi vi phạm pháp luật. 

 

Trường hợp nhân viên đó là người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng. Với hành vi nghỉ 12 ngày không phép, đơn vị có thể xem xét để áp dụng hình thức sa thải vì: "Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong 01 tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong 01 năm mà không có lý do chính đáng." 

 

Tuy nhiên,anh chị cũng cần lưu ý quy định  "Trong thời gian mang thai, nghỉ hưởng chế độ khi sinh con theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, lao động nữ không bị xử lý kỷ luật lao động" (khoản 4, Điều 155 bộ luật Lao động 2012). Như vậy, đơn vị chỉ có thể sa thảo người lao động này khi con của lao động này tử đủ 12 tháng tuổi trở lên.

 

Anh/chị tham khảo để giải quyết vướng mắc của mình, nếu còn chưa rõ hoặc cần hộ trợ, tư vấn thêm anh/chị vui lòng liên hệ luật sư tư vấn trực tuyến qua điện thoại, bằng cách gọi 1900.6169 để được giải đáp:

 

Trân trọng
P.Luật sư trực tuyến – Công ty Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo