Luật sư Đào Quang Vinh

Hỏi về mức lương làm căn cứ tính phép, trợ cấp thôi việc

Luật sư tư vấn nội dung mức thưởng hoàn thành công việc có được dùng làm căn cứ tính phép và trợ cấp thôi việc không

Thưa luật sư, Tôi xin hỏi trong HĐLĐ của công ty tôi chia thành:

 -          Mức lương chính hoặc tiền công (khoản này để đóng bảo hiểm)

-          Thưởng hoàn thành công việc (bằng mức tiền thưởng cơ sở  cố định theo từng vị trí nhân với mức độ hoàn thành theo % đánh theo KPI từng tháng. Khoản này biến thiên theo tháng nên không đóng bảo hiểm) Vậy mức lương làm căn cứ tính phép khi nghỉ việc và trợ cấp thôi việc có bao gồm mức thưởng hoàn thành công việc này không? Cảm ơn luật sư!

 

Trả lời: Chào anh/chị! Cảm ơn anh/chị đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi tư vấn như sau:

 

Căn cứ theo quy định tại Khoản 3 Điều 14, Khoản 1 Điều 8 Thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH có quy định:

 

Khoản 3 Điều 14:

 

"3. Tiền lương làm căn cứ để trả lương cho người lao động trong thời gian ngừng việc, nghỉ hằng năm, nghỉ lễ, tết, nghỉ việc riêng có hưởng lương, tạm ứng tiền lương theo Điều 26 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP là tiền lương theo hợp đồng lao động quy định tại Khoản 1, Điểm a Khoản 2 và Điểm a Khoản 3 Điều 4 Thông tư này".

 

Khoản 1 Điều 8:

 

"1. Tiền lương làm căn cứ tính trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp mất việc làm là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động quy định tại Khoản 1, Điểm a Khoản 2 và Điểm a Khoản 3 Điều 4 Thông tư này của 06 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc hoặc mất việc làm".

 

Như vậy, có thể thấy tiền lương làm căn cứ để tính lương ngày nghỉ hằng năm, tính trợ cấp thôi việc là tiền lương theo hợp đồng lao động quy định tại Khoản 1, Điểm a Khoản 2 và Điểm a Khoản 3 Điều 4 của Thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH, cụ thể:

 

"1. Mức lương, ghi mức lương tính theo thời gian của công việc hoặc chức danh theo thang lương, bảng lương do người sử dụng lao động xây dựng theo quy định của pháp luật lao động mà hai bên đã thỏa thuận. Đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm hoặc lương khoán thì ghi mức lương tính theo thời gian để xác định đơn giá sản phẩm hoặc lương khoán.

 

2. Phụ cấp lương, ghi các khoản phụ cấp lương mà hai bên đã thỏa thuận, cụ thể:

 

a) Các khoản phụ cấp lương để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ.

 

b) Các khoản phụ cấp lương gắn với quá trình làm việc và kết quả thực hiện công việc của người lao động.

 

3. Các khoản bổ sung khác, ghi các khoản bổ sung mà hai bên đã thỏa thuận, cụ thể:

 

a) Các khoản bổ sung xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương.

 

b) Các khoản bổ sung không xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động, trả thường xuyên hoặc không thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương gắn với quá trình làm việc, kết quả thực hiện công việc của người lao động.

 

Đối với trường hợp của bạn, tiền lương trong hợp đồng lao động bao gồm: Mức lương chính và thưởng hoàn thành công việc. Thưởng hoàn thành công việc được tính theo % đánh giá theo KPI của từng tháng, khoản tiền này có thể được xác định là một khoản phụ cấp lương gắn với quá trình làm việc và kết quả thực hiện công việc của người lao động (thuộc điểm b khoản 2 Điều 4 nêu trên). Do đó, tiền thưởng hoàn thành công việc theo KPI này không được dùng làm căn cứ để tính ngày phép năm cũng như trợ cấp thôi việc.

 

 

Trân trọng.

P.Luật sư tư vấn luật lao động - Công ty Luật Minh Gia.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo