Luật sư Trần Khánh Thương

Hồ sơ cộng nối thời gian đi bộ đội để tính thời gian tham gia bảo hiểm xã hội

Câu hỏi đề nghị tư vấn: Tôi đi bộ đội tháng 03/1991 đến tháng 04/1994 xuất ngũ về địa phương, đến tháng 08/1994 được tuyển dụng vào làm việc tại trạm y tế xã và được đóng bảo hiểm xã hội từ tháng 08/1994. Thời gian từ khi xuất ngũ tới khi được tuyển dụng dưới 06 tháng.

 

Vậy tôi có được đóng nối bảo hiểm xã hội thời gian đi bộ đội theo quyết định 181-CP ngày 01/09/1980 không? Nếu được thì thủ tục như thế nào? Xin cảm ơn!

 

 

Trả lời tư vấn:

Chào bạn Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, Đối với yêu cầu hỗ trợ của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

 

Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 23 Nghị định 115/2015/NĐ-CP hướng dẫn luật bảo hiểm xã hội  quy định " Người lao động làm việc trong khu vực nhà nước liên tục công tác đến ngày 01 tháng 01 năm 1995 mà chưa được giải quyết trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp một lần, bảo hiểm xã hội một lần thì thời gian làm việc trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 đó được tính là thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội".

 

Như vậy, nếu sau khi xuất ngũ, bạn chưa hưởng trợ cấp xuất ngũ hoặc trợ cấp thôi việc, trợ cấp một lần thì thời gian tham gia bộ đội được tính là thời gian tham gia bảo hiểm xã hội. Để được cộng nối thời gian tham gia bảo hiểm xã hội, bạn chuẩn bị hồ sơ xin cộng nối gồm:

 

1.1. Trường hợp cấp và ghi xác nhận thời gian đóng BHXH cho người lao động có thời gian công tác trước năm 1995 (không bao gồm người bị kỷ luật buộc thôi việc hoặc tự ý bỏ việc, bị phạt tù giam trước ngày 01/01/1995), hồ sơ bao gồm:

 

a) Lý lịch gốc và lý lịch bổ sung (nếu có) của người lao động, quyết định tiếp nhận, hợp đồng lao động, các giấy tờ có liên quan khác như: quyết định nâng bậc lương, quyết định điều động hoặc quyết định chuyển công tác, quyết định phục viên xuất ngũ, chuyển ngành, giấy thôi trả lương …;

 

b) Người nghỉ chờ việc từ tháng 11/1987 đến trước ngày 01/01/1995: thêm Quyết định nghỉ chờ việc và Danh sách của đơn vị có tên người lao động đến ngày 31/12/1994 hoặc các giấy tờ xác định người lao động có tên trong danh sách của đơn vị đến ngày 31/12/1994.

 

- Trường hợp không có quyết định nghỉ chờ việc thì phải có xác nhận bằng văn bản của thủ trưởng đơn vị tại thời điểm lập hồ sơ đề nghị cấp sổ BHXH, trong đó đảm bảo người lao động có tên trong danh sách của đơn vị tại thời điểm có quyết định nghỉ chờ việc và chưa hưởng các khoản trợ cấp một lần.

 

- Trường hợp đơn vị đã giải thể thì do cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp xác nhận.

 

Hồ sơ này nộp lên cơ quan bảo hiểm xã hội quận huyện nơi bạn đang cư trú.

 

Bạn tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình!

 

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hộ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận luật sư trực tuyến của chúng tôi để được giải đáp: ( Tổng đài luật sư trực tuyến 1900.6169 )

 

Trân trọng
P.Luật sư trực tuyến – Công ty Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo