Luật sư Việt Dũng

Hành vi bị cấm của người sử dụng lao động và cách xử lý

Luật sư tư vấn qua mail về những hành vi bị cấm của người sử dụng lao động đối với ngươi lao động và cách xử lý đối với hành vi vi phạm của người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật lao động.


Đề nghị tư vấn : 

Xin chào công ty luât Minh Gia !

Hiện nay tôi có làm tại một đơn vị của Hàn Quốc  nhưng mới được thời gian rất ngắn mới kí hợp đồng chính thức là 3 tháng nhưng có nhiều lí do không chính đáng công ty tìm nhiều lí do làm khó cho tôi  và dường như cố ý muốn tôi phải tự nguyện thôi việc . Đã có lần bắt tôi kí vào bản cam kết nhưng tôi không kí cho rằng tôi chống đối việc làm của công ty . Chính vì vậy , tôi muốn hỏi rằng công ty làm như vậy công ty có phạm luật gì không ? và tôi có được đền bù gì không? Rất mong được quý công ty ư vấn giùm để tôi có một hướng đi thật đúng đắn .

Trả lời : Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến cho Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi xin được tư vấn như sau :

Giữa bạn và người sử dụng lao động đã xác lập hợp đồng lao động như vậy giữa hai bên có quyền và nghĩa vụ đối với nhau theo quy định của Bộ Luật Lao động năm 2012 theo đó  bên Người sử dụng lao động có các quyền và nghĩa vụ sau đây :

Điều 6. Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động

1. Người sử dụng lao động có các quyền sau đây:

a) Tuyển dụng, bố trí, điều hành lao động theo nhu cầu sản xuất, kinh doanh; khen thưởng và xử lý vi phạm kỷ luật lao động;

b) Thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật;

c) Yêu cầu tập thể lao động đối thoại, thương lượng, ký kết thoả ước lao động tập thể; tham gia giải quyết tranh chấp lao động, đình công; trao đổi với công đoàn về các vấn đề trong quan hệ lao động, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người lao động;

d) Đóng cửa tạm thời nơi làm việc.

2. Người sử dụng lao động có các nghĩa vụ sau đây:

a) Thực hiện hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể và thoả thuận khác với người lao động, tôn trọng danh dự, nhân phẩm của người lao động;

b) Thiết lập cơ chế và thực hiện đối thoại với tập thể lao động tại doanh nghiệp và thực hiện nghiêm chỉnh quy chế dân chủ ở cơ sở;

c) Lập sổ quản lý lao động, sổ lương và xuất trình khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu;

d) Khai trình việc sử dụng lao động trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày bắt đầu hoạt động và định kỳ báo cáo tình hình thay đổi về lao động trong quá trình hoạt động với cơ quan quản lý nhà nước về lao động ở địa phương;

đ) Thực hiện các quy định khác của pháp luật về lao động, pháp luật về bảo hiểm xã hội và pháp luật về bảo hiểm y tế.

Việc người sử dụng có 1 trong các hành vi bị nghiêm cấm bởi điều 8 Bộ Luật Lao động 2012 thì sẽ phải chịu trách nhiệm :

Điều 8. Các hành vi bị nghiêm cấm

1. Phân biệt đối xử về giới tính, dân tộc, màu da, thành phần xã hội, tình trạng hôn nhân, tín ngưỡng, tôn giáo, nhiễm HIV, khuyết tật hoặc vì lý do thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn.

2. Ngược đãi người lao động, quấy rối tình dục tại nơi làm việc.

3. Cưỡng bức lao động.

4. Lợi dụng danh nghĩa dạy nghề, tập nghề để trục lợi, bóc lột sức lao động hoặc dụ dỗ, ép buộc người học nghề, người tập nghề vào hoạt động trái pháp luật.

5. Sử dụng lao động chưa qua đào tạo nghề hoặc chưa có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia đối với nghề, công việc phải sử dụng lao động đã được đào tạo nghề hoặc phải có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia.
 
6. Dụ dỗ, hứa hẹn và quảng cáo gian dối để lừa gạt người lao động hoặc lợi dụng dịch vụ việc làm, hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng để thực hiện hành vi trái pháp luật.

7. Sử dụng lao động chưa thành niên trái pháp luật.

Như vậy trường hợp của bạn nếu có đủ căn cứ  chứng minh rằng người sử dụng lao động có các hành vi vi phạm nghĩa vụ nghiêm trọng và vi phạm các điều cấm của pháp luật thì người sử dụng lao động phải có thể bị xử lý hành chính theo quy định tại Nghị định 95/2013/NĐ – CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội,đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

Trường hợp bạn không chứng minh được thì để đảm bảo quyền và lợi ích bạn có quyền chấm dứt hợp đồng nếu được sự đồng ý của người sử dụng lao động thì quyền lợi của bạn được hưởng theo quy định , mời bạn tham khảo bài viết sau : Các chế độ người lao động được hưởng khi chấm dứt hợp đồng.

 

Trân trọng!
Cv : Nguyễn Phương – Công ty Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo