Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Giải đáp vướng mắc về xếp lương khi chuyển ngạch quy định thế nào?

Câu hỏi đề nghị tư vấn: Xin hỏi: hệ số lương khi chuyển công tác có hệ số lương tai đơn vị mới thấp hơn đơn vị cũ. Cụ thể như sau: trước tháng 9/2016 tôi là viên chức, sau tháng 9/2016 tôi chuyển công tác

 

(công chức, đã có quyết định) nhưng vị trí việc làm mới (công chức) có tổng số lương thấp hơn so với tổng số lương ở vị trí việc làm cũ (viên chức). Vậy xin hỏi trường hợp của tôi có được bảo lưu với tổng số lương như tại đơn vị cũ (bảo lưu 6 tháng, sau đó xếp ngạch lương mới) khi về đơn vị mới không? Xin chân thành cảm ơn bạn nhiều!

 
Trả lời tư vấn: Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, Đối với yêu cầu hỗ trợ của bạn chúng tôi tư vấn như sau:
 

Theo quy định tại khoản 3 Mục II Thông tư 79/2005/TT-BNV hướng dẫn chuyển xếp lương đối với cán bộ, công chức, viên chức khi thay đổi công việc và các trường hợp đươc chuyển công tác từ lượng vũ trang, cơ yếu và công ty nhà nước vào làm việc trong các cơ quan nhà nước và các đơn vị sự nghiệp của nhà nước.

3- Đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc diện xếp lương theo ngạch công chức, viên chức hoặc chức danh chuyên môn, nghiệp vụ chuyên ngành Tòa án, Kiểm sát (sau đây gọi chung là ngạch công chức, viên chức).

a) Làm công việc gì thì bổ nhiệm vào ngạch công chức, viên chức đó; được bổ nhiệm vào ngạch công chức, viên chức nào thì xếp lương theo ngạch công chức, viên chức đó.

b) Việc phân loại kết quả tuyển dụng hoặc kết quả thi nâng ngạch không được dùng làm căn cứ để xếp lên bậc lương cao hơn trong ngạch được bổ nhiệm.

c) Khi thay đổi công việc hoặc chuyển công tác không được kết hợp nâng bậc lương hoặc nâng ngạch.

Trường hợp chuyển sang làm công việc mới không phù hợp với ngạch công chức, viên chức đang giữ thì phải chuyển ngạch.

Trường hợp luân chuyển theo yêu cầu nhiệm vụ đến làm công việc khác có mức lương thấp hơn thì được giữ ngạch, bậc lương đang hưởng (kể cả chế độ nâng bậc lương và chế độ phụ cấp thâm niên vượt khung ở ngạch công chức, viên chức đó).

Trường hợp chuyển công tác mà công việc mới phù hợp với ngạch đang giữ, thì cơ quan, đơn vị mới tiếp tục trả lương (kể cả tính thời gian xét nâng bậc lương lần sau hoặc xét hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung nếu có ở ngạch đang giữ) theo giấy thôi trả lương của cơ quan, đơn vị cũ.

Như vậy, khi thay đổi chức danh, bạn phải thực hiện chuyển ngạch. Về xếp lương khi chuyển ngạch, khoản 2 Mục II thông tư 02/1007/TT-BNV hướng dẫn xếp lương khi nâng ngạch, chuyển ngạch, chuyển loại công chức, viên chức như sau:

a. Trường hợp được bổ nhiệm vào ngạch mới trong cùng nhóm ngạch với ngạch cũ (ngạch cũ và ngạch mới có cùng hệ số bậc lương), thì xếp ngang bậc lương và % phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) đang hưởng ở ngạch cũ (kể cả tính thời gian xét nâng bậc lương lần sau hoặc xét hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung nếu có ở ngạch cũ) sang ngạch mới.

b. Trường hợp được bổ nhiệm vào ngạch mới có hệ số lương cùng bậc cao hơn ngạch cũ, thì thực hiện như cách xếp lương khi nâng ngạch công chức, viên chức hướng dẫn tại Khoản 1 mục II Thông tư này.

c. Trường hợp được bổ nhiệm vào ngạch mới có hệ số lương cùng bậc thấp hơn ngạch cũ, thì thực hiện như cách xếp lương hướng dẫn tại điểm a Khoản 2 này và được hưởng thêm hệ số chênh lệch bảo lưu cho bằng hệ số lương (kể cả phụ cấp thâm nhiên vượt khung, nếu có) đang hưởng ở ngạch cũ. Hệ số chênh lệch bảo lưu này được thực hiện như hướng dẫn tại điểm c Khoản 1 mục II Thông tư này.

 

Như vậy, khi chuyển sang công chức có lương thấp hơn lương ngạch cũ của bạn, bạn được xếp lương ngang bậc lương cũ và được hưởng thêm hệ số chênh lệch bảo lưu cho bằng hệ số lương đang hưởng ở ngạch cũ.

 

Bạn tham khảo để giải quyết vướng mắc của mình, nếu còn chưa rõ hoặc cần hộ trợ, tư vấn thêm bạn vui lòng liên hệ luật sư tư vấn trực tuyến qua điện thoại, bằng cách Gọi 1900.6169 để được giải đáp:
 

Trân trọng
P.Luật sư trực tuyến – Công ty Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo