Lò Thị Loan

Đối tượng được NSNN đóng BHYT khi đi làm thì có được miễn đóng BHYT không?

Bảo hiểm y tế hay bảo hiểm sức khỏe là một hình thức bảo hiểm theo đó người mua bảo hiểm sẽ được cơ quan bảo hiểm trả thay một phần hoặc toàn bộ chi phí khám chữa bệnh cũng như chi phí mua thuốc men khám chữa bệnh. Bảo hiểm y tế tạo điều kiện cho bệnh nhân được khám và điều trị dù không có đủ tiền trang trải số chi phí khám chữa bệnh thực tế cho cơ quan y tế. Vậy trường hợp đối tượng được ngân sách nhà nước đóng bảo hiểm y tế thì khi đi làm có được miễn đóng bảo hiểm y tế không?

Đây là thắc mắc của rất nhiều người đã liên hệ với Luật Minh Gia để được hướng dẫn. Nếu bạn cũng có thắc mắc tương tự thì hãy liên hệ với chúng tôi

1) Luật sư tư vấn quy định pháp luật về mức hưởng BHYT.

Khi bạn có thắc mắc và liên hệ với Luật Minh Gia, Luật sư chúng tôi sẽ hướng dẫn, tư vấn để bạn nắm được các quy định về mức hưởng BHYT như:

+ Nắm được đối tượng tham gia bảo hiểm y tế;

+ Nắm được xác định mức hưởng BHYT trong trường hợp một người thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế;

Để liên hệ với chúng tôi và yêu cầu tư vấn, bạn vui lòng gửi câu hỏi hoặc Gọi: 1900.6169 , bên cạnh đó bạn có thể tham khảo thêm thông qua tình huống chúng tôi tư vấn sau đây: 

2) Quy định pháp luật về mức hưởng BHYT.

Nội dung tư vấn: Kính gửi Luật sư Minh Gia. Tôi là cựu chiến binh, chiến đấu bảo vệ Tổ quốc tại Biên giới phía Bắc, giai đoạn 3/1983-9/1986, hiện tôi đang biên chế cơ hữu giảng dạy tại  trường Đại học, đã đóng bảo hiểm y tế liên tục trên 30 năm, tuy nhiên đến 7/2019 tôi biết được tôi thuộc đối tượng được hưởng bảo hiểm y tế khám chữa bệnh 100% (mã số 2). Tôi đã đến bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội huyện để làm thủ tục đổi thẻ bảo hiểm y tế từ mã số 4 sang mã số 2, và đã được cấp lại ngày 26/7/2019. Theo Mục b Khoản 4 Điều 3 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 của Thủ tướng Chính phủ, thì tôi thuộc nhóm đối tượng do ngân sách nhà nước đóng bảo hiểm y tế, theo Mục b Khoản 4 Điều 3 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 của Thủ tướng Chính phủ (Tôi có Quyết định xuất ngũ và Giấy xác nhận trích lục thông tin giải mã ký hiệu, phiên hiệu đơn vị, kết luận là chiến đấu bảo vệ tổ quốc tại Biên giới phía Bắc. Tôi muốn hỏi: Đối tượng của tôi như ở trên có được Miễn đóng BHYT hay không và có được truy lĩnh số tiến đã đóng kể từ khi chính sách chế độ có hiệu lực đến nay?Trân trọng kính chào. Chờ mong, trông đợi ý kiến luật sư.

Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, vấn đề của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

- Thứ nhất, đối tượng tham gia bảo hiểm y tế.

Căn cứ quy định tại Khoản 2 Điều 12 Luật bảo hiểm y tế năm 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2014) thì: "2. Trường hợp một người đồng thời thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế khác nhau quy định tại Điều 12 của Luật này thì đóng bảo hiểm y tế theo đối tượng đầu tiên mà người đó được xác định theo thứ tự của các đối tượng quy định tại Điều 12 của Luật này".

Đối chiếu với quy định tại Điều 12 của Luật bảo hiểm y tế về đối tượng tham gia bảo hiểm y tế như sau:

“1. Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng, bao gồm:

a) Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên; người lao động là người quản lý doanh nghiệp hưởng tiền lương; cán bộ, công chức, viên chức (sau đây gọi chung là người lao động);

b) Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn theo quy định của pháp luật.

....

3. Nhóm do ngân sách nhà nước đóng, bao gồm:

d) Người có công với cách mạng, cựu chiến binh;

.....

Theo thông tin bạn cung cấp thì Bạn là cựu chiến binh, chiến đấu bảo vệ Tổ quốc ở Biên giới phía Bắc thì sẽ thuộc đối tượng được ngân sách nhà nước đóng bảo hiểm y tế. Tuy nhiên, khi bạn đi làm (giảng dạy tại trường Đại học), thì bạn đồng thời thuộc đối tượng tham gia BHYT là người lao động. Khi đó, theo Khoản 2 Điều 13 nêu trên thì bạn sẽ phải đóng BHYT theo đối tượng đầu tiên mà người đó được xác định theo thứ tự của các đối tượng quy định tại Điều 12, tức bạn không được miễn mà vẫn phải đóng BHYT theo đối tượng là người lao động.

- Thứ hai, xác định mức hưởng bảo hiểm y tế trong trường hợp một người thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế.

Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 14 Nghị định 146/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo hiểm y tế quy định về mức hưởng bảo hiểm y tế đối với các trường hợp quy định tại Khoản 1 và Khoản 7 Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế như sau:

“2. Trường hợp một người thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế thì được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế theo đối tượng có mức hưởng cao nhất quy định tại khoản 1 Điều này”.

Theo quy định này, bạn thuộc 02 đối tượng tham gia bảo hiểm y tế (bảo hiểm y tế khi đi tham gia giảng dạy tại trường Đại học và bảo hiểm y tế do ngân sách đóng), thì bạn sẽ được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế theo đối tượng có mức hưởng cao nhất theo quy định tại Khoản 1 Điều 14 Nghị định trên. Đối với trường hợp của bạn, theo quy định tại Quyết định 1351/QĐ-BHXH ban hành mã số ghi trên thẻ bảo hiểm y tế 2015, thì bạn mã số 02 sẽ được quỹ BHYT thanh toán 100% chi phí khám, chữa bệnh; Đối với bảo hiểm y tế của bạn đóng khi đi làm bạn sẽ được quỹ BHYT thanh toán 80% chi phí khám, chữa bệnh. Vì vậy, khi đi khám bệnh, chữa bệnh thì bạn được hưởng quyền lợi của bảo hiểm y tế do ngân sách nhà nước đóng, do có mức hưởng cao hơn.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo