Luật gia Nguyễn Nhung

Đối tượng áp dụng theo Nghị định số: 63/2015/NĐ - CP

Luật sư tư vấn về hưởng chế độ theo Nghị định số: 63/2015/NĐ - CP có hiệu lực từ ngày 15/9/2015 quy định như thế nào? Cụ thể:

Nội dung đề nghị tư vấn:

Tôi sinh ngày 5/6/1962 (Nữ) tôi tham gia bảo hiểm từ tháng 1/1988 và hiện nay tôi đang công tác tại Công ty TNHH MTV Khoáng sản Lào cai. Trong đó quá trình công tác của tôi cụ thể như sau:
- Từ tháng 1/1988 - tháng 9/93 nhân viên y tế (TT y tế Cam đường Lào cai); Từ tháng 10/93 - 11/99 tôi làm việc tại Công ty vật liệu XD Lào cai; Từ tháng 12/99 - đến nay tôi làm việc tại Công ty Khoáng sản Lào cai. Hiện nay công ty thực hiện cổ phần hóa (Phê duyệt sau 15/9/2015) như vậy tôi có được hưởng chế độ theo nghị định 63/NĐ-CP không? Và nếu được hưởng tôi được hưởng theo điều nào.
Nếu tôi nghỉ hưu tôi có được áp dụng tính lương bình quân 5 năm cuối không? Xin trận trọng cám ơn!

 

Đối tượng áp dụng theo Nghị định số: 63/2015/NĐ - CP


Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi yêu cầu tư vấn tới Công ty Luật Minh Gia, trường hợp này chúng tôi tư vấn cho bạn như sau:
 

Thứ nhất, đối tượng áp dụng Nghị định số: 63/2015/NĐ – CP về quy định chính sách đối với người lao động dôi dư khi sắp xếp lại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu như sau:

1. Người lao động Dôi dư trong công ty thực hiện sắp xếp lại quy định tại Điều 1 Nghị định này, bao gồm:

a) Người lao động có tên trong danh sách lao động thường xuyên của công ty thực hiện sắp xếp lại theo quy định tại Khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 1 Nghị định này được tuyển dụng lần cuối cùng trước ngày 21 tháng 4 năm 1998 (thời điểm thực hiện Chỉ thị số 20/1998/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh sắp xếp và đổi mới doanh nghiệp nhà nước), gồm:

- Người lao động đang làm việc tại thời điểm sắp xếp lại, công ty đã tìm mọi biện pháp nhưng không bố trí được việc làm;

- Người lao động không có việc làm (đang chờ việc), tại thời điểm sắp xếp lại, công ty không bố trí được việc làm;

- Người lao động trong công ty thực hiện sắp xếp lại hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, tại thời điểm sắp xếp lại không bố trí được việc làm và không được giao khoán đất, giao khoán rừng.


b) Người lao động có tên trong danh sách lao động thường xuyên của công ty thực hiện sắp xếp lại theo quy định tại Khoản 5 Điều 1 Nghị định này được tuyển dụng lần cuối cùng trước ngày 26 tháng 4 năm 2002 (thời điểm Nghị định số 41/2002/NĐ-CP ngày 11 tháng 4 năm 2002 của Chính phủ về chính sách đối với lao động dôi dư khi sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước có hiệu lực thi hành);

c) Người lao động có tên trong danh sách lao động thường xuyên của công ty thực hiện sắp xếp lại theo quy định tại Khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 1 Nghị định này được tuyển dụng lần cuối cùng từ ngày 21 tháng 4 năm 1998 trở về sau, tại thời điểm sắp xếp lại, công ty đã tìm mọi biện pháp nhưng không bố trí được việc làm;

d) Người lao động có tên trong danh sách lao động thường xuyên của công ty thực hiện sắp xếp lại theo quy định tại Khoản 5 Điều 1 Nghị định này được tuyển dụng lần cuối cùng từ ngày 26 tháng 4 năm 2002 trở về sau.

2. Người được công ty thực hiện sắp xếp lại ủy quyền bằng văn bản để thực hiện quyền, trách nhiệm của công ty đối với phần vốn của công ty đầu tư vào doanh nghiệp khác và làm việc chuyên trách trong ban quản lý, điều hành tại doanh nghiệp đó (sau đây gọi là người đại diện phần vốn của công ty), gồm:

a) Người đại diện phần vốn của công ty thực hiện sắp xếp lại quy định tại Khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 1 Nghị định này, tại thời điểm sắp xếp lại, hết thời hạn ủy quyền mà công ty thực hiện sắp xếp lại đã tìm mọi biện pháp nhưng không bố trí được việc làm;

b) Người đại diện phần vốn của công ty thực hiện sắp xếp lại quy định tại Khoản 5 Điều 1 Nghị định này.

3. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến việc thực hiện chính sách đối với người lao động dôi dư khi sắp xếp lại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu theo quy định tại Nghị định này.

Thông tin bạn cung cấp không đề cập tới tình hình hiện tại của Công ty, bạn có thể đối chiếu trường hợp của mình với đối tượng áp dụng Nghị định 63 xem có phải là lao động dôi dư, người được Công ty thực hiện sắp xếp lại ủy quyền bằng văn bản,...hay không?.

Thứ hai, nếu bạn nghỉ hưu hưởng chế độ theo Nghị định số: 63/2015/NĐ – CP tiền lương làm căn cứ tính chế độ, tùy thuộc vào trường hợp bạn là đối tượng nào mà tiền lương bình quân tháng được xác định cụ thể, quy định tại Điều 7 Nghị định 63. Còn như bạn thắc mắc về có được xác định tính bình quân tiền lương đóng BHXH của năm năm cuối trước khi nghỉ hưu căn cứ theo Khoản 1 Điều 58 Luật bảo hiểm xã hội năm 2006 hay không thì trường hợp nếu như bạn nghỉ hưởng chế độ theo Nghị định 63 thì chỉ áp dụng tiền lương theo Điều 7 Nghị định này.  
 
Điều 58.Mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp một lần đối với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội trước ngày 01 tháng 01 năm 1995

1. Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương này thì tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của năm năm cuối trước khi nghỉ hưu.
 
Điều 7. Tiền lương làm căn cứ tính chế độ

1. Tiền lương làm căn cứ tính chế độ quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 3 Nghị định này được quy định như sau:

a) Đối với người lao động dôi dư quy định tại Khoản 1 Điều 2 Nghị định này là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 05 năm cuối cùng trước khi nghỉ việc;

b) Đối với người đại diện phần vốn của công ty quy định tại Khoản 2 Điều 2 Nghị định này là tiền lương bình quân tháng đóng bảo hiểm xã hội của 05 năm cuối cùng trước khi nghỉ việc.

2. Tiền lương làm căn cứ tính trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thôi việc quy định tại Điểm a Khoản 4, Điểm a Khoản 5 Điều 3, Điều 4 Nghị định này và tiền lương làm căn cứ tính khoản tiền hỗ trợ quy định tại Điểm b Khoản 5 Điều 3 Nghị định này được quy định như sau:

a) Đối với người lao động dôi dư quy định tại Khoản 1 Điều 2 Nghị định này là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi nghỉ việc;

b) Đối với người đại diện phần vốn của công ty quy định tại Khoản 2 Điều 2 Nghị định này là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người được công ty thực hiện sắp xếp lại ủy quyền để thực hiện quyền, trách nhiệm của công ty đối với phần vốn của công ty đầu tư vào doanh nghiệp khác.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Đối tượng áp dụng theo Nghị định số: 63/2015/NĐ - CP. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến - Số điện thoại liên hệ 1900.6169 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng!.
Luật gia: Ngọc Hà – Công ty Luật Minh gia.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo