Lò Thị Loan

Công ty ngừng hoạt động kinh doanh cần phải thông báo cho người lao động không?

Hàng năm, bên cạnh hàng nghìn công ty lớn nhỏ được thành lập thì kèm với đó tỷ lệ các doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh hay giải thể cũng chiếm tỷ lệ không hề nhỏ. Vậy công ty ngừng hoạt động phải tiến hành những thủ tục gì? Trường hợp công ty ngừng hoạt động thì việc thực hiện các nghĩa vụ đối với người lao động như thế nào và các vấn đề pháp lý có liên quan?

Đây là thắc mắc của rất nhiều người đã liên hệ với Luật Minh Gia để được hướng dẫn. Nếu bạn cũng có thắc mắc tương tự thì hãy liên hệ với chúng tôi

1) Luật sư tư vấn quy định pháp luật về trách nhiệm của công ty khi ngừng hoạt động.

Khi bạn có thắc mắc và liên hệ với Luật Minh Gia, Luật sư chúng tôi sẽ hướng dẫn, tư vấn để bạn nắm được các quy định về trách nhiệm của công ty khi ngừng hoạt động như:

+ Nắm được các trách nhiệm của công ty khi ngừng hoạt động;

+ Nắm được các nguyên tắc trả tiền lương ;

+ Biết được trách nhiệm khi người sử dụng lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;

Để liên hệ với chúng tôi và yêu cầu tư vấn, bạn vui lòng gửi câu hỏi hoặc Gọi: 1900.6169 , bên cạnh đó bạn có thể tham khảo thêm thông qua tình huống chúng tôi tư vấn sau đây: 

2) Quy định pháp luật về trách nhiệm của công ty khi ngừng hoạt động.

Nội dung tư vấn: Chào luật sư, Tôi đã ký hợp đồng vô thời hạn với cty liên doanh và đã làm việc hơn 5 năm.Nay công ty sẽ ngừng hoạt động vào cuối tháng 12-2018 nhưng chưa thông báo bằng văn bản cho tôi và các nhân viên khác .Nhưng cty chỉ họp toàn nhân viên và thông báo bằng miệng.Vậy kể từ ngày 1/1/2019 trở đi tôi có được trả lương không...vì chưa kết thúc hợp đồng với .Trong trường hợp này cty có bồi thường hợp đồng không vì chưa báo trước 45 ngày theo luật lao động. Xin kính mong luật sư tư vấn dùm.Xin chân thành cảm ơn! 

Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn tới công ty Luật Minh Gia, với trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Thứ nhất, nguyên tắc trả tiền lương.

Căn cứ vào Điều 96 Bộ luật lao động 2012 quy định về nguyên tắc trả lương như sau:

“Điều 96 . Nguyên tắc trả lương

Người lao động được trả lương trực tiếp, đầy đủ và đúng thời hạn.

Trường hợp đặc biệt không thể trả lương đúng thời hạn thì không được chậm quá 01 tháng và người sử dụng lao động phải trả thêm cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng lãi suất huy động tiền gửi do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm trả lương”.

Như vậy căn cứ vào quy định này, công ty có nghĩa vụ trả lương đầy đủ và đúng hạn cho bạn trong những ngày bạn làm việc tại công ty. Trường hợp trên thực tế công ty sẽ ngừng hoạt động từ 1/1/2019 dẫn đến người lao động phải nghỉ việc thì từ 1/1/2019 bạn sẽ không được trả lương. Nếu công ty không chi trả lương cho người lao động thì người lao động có quyền làm đơn khiếu nại đến lãnh đạo công ty, trường hợp lãnh đạo công ty không giải quyết hoặc giải quyết nhưng người laoo động không đồng ý với phương án giải quyết đó thì người lao động có quyền làm đơn gửi đến Phòng lao động thương binh xã hội nơi công ty có trụ sở để yêu cầu được giải quyết.

Thứ hai, nghĩa vụ bồi thường khi công ty ngừng hoạt động.

Căn cứ theo quy định  khoản 2 Điều 38 Bộ luật lao động 2012 quy định về thời hạn báo trước khi chấm dứt hợp đồng lao động như sau:

“2. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước:

a) Ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn;

b) Ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn;

c) Ít nhất 03 ngày làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này và đối với hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng”.

Như vậy đối với trường hợp của bạn, hai bên ký kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn, do đó khi công ty ngừng hoạt động dẫn đến phải chấm dứt hợp đồng lao động thì người sử dụng lao động phải có nghĩa vụ báo cho người lao động biết trước ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn. Trường hợp không báo trước 45 ngày cho người lao động thì bị coi là đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật.

Mặt khác, căn cứ theo quy định tại khoản 5 Điều 33 Bộ luật lao động 2012, nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật:

"Điều 42. Nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật

1. Phải nhận người lao động trở lại làm việc theo hợp đồng lao động đã giao kết và phải trả tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong những ngày người lao động không được làm việc cộng với ít nhất 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.

2. Trường hợp người lao động không muốn tiếp tục làm việc, thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này người sử dụng lao động phải trả trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 của Bộ luật này.

3. Trường hợp người sử dụng lao động không muốn nhận lại người lao động và người lao động đồng ý, thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này và trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 của Bộ luật này, hai bên thỏa thuận khoản tiền bồi thường thêm nhưng ít nhất phải bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động để chấm dứt hợp đồng lao động.

4. Trường hợp không còn vị trí, công việc đã giao kết trong hợp đồng lao động mà người lao động vẫn muốn làm việc thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này, hai bên thương lượng để sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động.

5. Trường hợp vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho người lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước”. 

Do đó, khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không thực hiện việc báo trước thì người sử dụng lao động phải có nghĩa vụ bồi thường cho người lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong 45 ngày không báo trước. Đồng thời công ty phải nhận người lao động trở lại làm việc theo hợp đồng lao động đã giao kết và phải trả tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong những ngày người lao động không được làm việc cộng với ít nhất 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động. Trường hợp người lao động không muốn tiếp tục làm việc thì ngoài khoản tiền bồi thường theo khoản 1 Điều này thì công ty phải trả trợ cấp thôi việc theo Điều 48 cho người lao động. Nếu trường hợp công ty không muốn nhận lại người lao động và được ngươi lao động thì ngoài khoản tiền bồi thường theo khoản 1 và trợ cấp thôi việc theo Điều 48 của Bộ luật này, hai bên thỏa thuận khoản tiền bồi thường thêm nhưng ít nhất phải bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động để chấm dứt hợp đồng lao động. Trong trường hợp công ty không còn vị trí và công việc đã giao kết trong hợp đồng lao động mà người lao động vẫn muốn tiếp tục làm việc thì ngoài khoản tiền bồi thường  theo khoản 1 Điều này thì hai bên thương lượng để sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động.

 

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo