Lò Thị Loan

Chế độ phụ cấp kiêm nhiệm đối với cán bộ, công chức, viên chức kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan, đơn vị khác?

Nhằm tối ưu hóa hiệu quả quản lý doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhà nước, nhiều cán bộ, công chức, viên chức thường kiêm nhiệm thêm một chức danh khác. Với những đối tượng này, khi kiêm nhiệm một công việc khác sẽ được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm.

1. Luật sư tư vấn Luật lao động

Quan hệ lao động là một quan hệ rộng, bao gồm nhiều loại đối tượng khác nhau. Đặc thù của nhóm đối tượng cán bộ, công chức, viên chức là có thể kiêm nhiệm nhiều chức vụ khác ngoài công việc chính. Nhà nước đã có những chính sách để chi trả hợp lý cho những cán bộ, công chức, viên chức kiêm nhiệm vừa để động viên, ủng hộ, vừa chi trả xứng đáng cho công sức lao động của những người kiêm nhiệm.

Cụ thể hóa chủ trương đó, Bộ Nội vụ đã ban hành các văn bản quy định cụ thể về vấn đề chi trả phụ cấp kiêm nhiệm. Những đối tượng nào được hưởng, hưởng như thế nào, quy trình chi trả ra sao,… là những vấn đề mà những người kiêm nhiệm chức vụ quan tâm.

Nếu bạn cần tìm hiểu thêm về chế độ phụ cấp kiêm nhiệm mà còn gặp khó khăn trong việc tìm hiểu những căn cứ pháp luật, bạn có thể liên hệ Tổng đài Luật sư tư vấn trực tuyến của Luật Minh Gia theo số điện thoại: 1900.6169 hoặc gửi câu hỏi về hòm thư Email tư vấn của chúng tôi để được hướng dẫn, giải đáp cụ thể.

2. Tư vấn về chế độ phụ cấp kiêm nhiệm đối với cán bộ, công chức, viên chức

Luật sư tư vấn về: Tôi làm việc trong công ty TNHHMTV do nhà nước quản lý, trong công ty có các tổ chức đoàn thể chính trị. Xin được Luật sư tư vấn: Ông A về chuyên môn đang làm trưởng phòng, đồng thời ông A kiêm nhiệm thêm chức danh( 1/ chủ tịch công đoàn công ty; 2/ Chủ tịch hội cựu chiến binh công ty) các chức danh kiêm nhiệm này đều qua bầu cử (công ty không có chức danh chuyên trách). Xin luật sư tư vấn: Ông A có được hưởng cùng một lúc 2 khoản phụ cấp kiêm nhiệm (chủ tịch công đoàn và chủ tịch cưu chiến binh) không? mỗi khản phụ cấp kiêm nhiệm là 10% mức lương chuyên môn ông A đang hưởng?Xin chân thành cám ơn.

Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Do thông tin bạn cung cấp không rõ ràng nên đối với trường hợp của bạn, chúng tôi chia thành hai trường hợp như sau:

Trường hợp 1: Ông A là cán bộ, công chức, viên chức.

Theo thông tư số 78/2005/TT-BNV hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp kiêm nhiệm đối với cán bộ, công chức, viên chức kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan, đơn vị khác như sau:

“1- Cán bộ, công chức, viên chức kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan, đơn vị khác quy định tại mục I Thông tư này được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm khi có đủ 2 điều kiện sau:

a) Đang giữ chức danh lãnh đạo (bầu cử hoặc bổ nhiệm) ở một cơ quan, đơn vị.

b) Được cấp có thẩm quyền phê chuẩn kết quả bầu cử hoặc quyết định bổ nhiệm kiêm nhiệm giữ một hoặc nhiều chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan, đơn vị khác mà chức danh lãnh đạo đứng đầu ở cơ quan, đơn vị khác này theo cơ cấu tổ chức bộ máy được bố trí biên chế chuyên trách người đứng đầu nhưng hoạt động kiêm nhiệm.

2- Người kiêm nhiệm một hoặc nhiều chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan, đơn vị khác chỉ hưởng một mức phụ cấp kiêm nhiệm trong suốt thời gian giữ một hoặc nhiều chức danh lãnh đạo kiêm nhiệm đó. Khi thôi kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan, đơn vị khác thì thôi hưởng phụ cấp kiêm nhiệm kể từ tháng sau liền kề với tháng thôi giữ chức danh lãnh đạo kiêm nhiệm.”

Căn cứ theo quy định trên, ông A thuộc trường hợp được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm. Mặc dù ông A kiêm nhiệm hai chức danh là chủ tịch công đoàn công ty và chủ tịch hội cựu chiến binh công ty nhưng ông A chỉ được hưởng một mức phụ cấp kiêm nhiệm trong suốt thời gian giữ chức vụ kiêm nhiệm này.

Phụ cấp kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan, đơn vị khác được tính bằng 10% mức lương chức vụ hoặc mức lương chuyên môn, nghiệp vụ cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) hiện hưởng của người giữ chức danh lãnh đạo kiêm nhiệm (mục III, thông tư số 78/2005/TT-BNV).

Trường hợp 2: Ông A chỉ là người lao động ký kết hợp đồng với công ty.

Theo quy định của pháp luật hiện hành thì chưa có quy định nào quy định về phụ cấp kiêm nhiệm đối với người lao động. Vấn đề này chỉ dựa vào sự thỏa thuận giữa người sử dụng lao động với người lao động, tức là phía công ty và ông A. Do đó, để đảm bảo quyền lợi của ông A thì công ty có thể thỏa thuận về mức phụ cấp kiêm nhiệm của ông A.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn hỏi và quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp, bạn vui lòng gọi đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi - Số điện thoại liên hệ: 1900.6169 để được hỗ trợ kịp thời.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo