LS Nguyễn Thùy Dương

Chế độ lương của NLĐ khi đi làm trước thời hạn nghỉ thai sản

Tiền lương là khoản tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động để thực hiện công việc theo thỏa thuận. Vậy, chế độ lương của người lao động khi đi làm trước thời hạn nghỉ thai sản có khác biệt gì không? Để tìm hiểu quy định pháp luật về vấn đề này, bạn có thể tham khảo nội dung tư vấn dưới đây:

1. Luật sư tư vấn chế độ lương của người lao động

Một trong những vấn đề mà người lao động quan tâm đó là tiền lương thực tế mà mình nhận được. Tiền lương được hiểu là số tiền mà người sử dụng lao động phải trả cho người lao động căn cứ vào năng suất, chất lượng, hiệu quả công việc và điều kiện lao động, được xác định theo sự thỏa thuận hợp pháp giữa hai bên trong hợp đồng lao động hoặc theo quy định pháp luật. Vậy, đối với người lao động nữ đang hưởng chế độ thai sản mà quay trở lại làm việc thì tiền lương được doanh nghiệp chi trả như thế nào? Ngoài tiền lương của những ngày làm việc do người lao động chi trả thì người lao động có được hưởng chế độ thai sản nữa không? Nếu bạn chưa tìm hiểu quy định pháp luật về vấn đề này bạn hãy liên hệ tới Luật Minh Gia, luật sư sẽ tư vấn cho bạn những nội dung như sau:

+ Mức lương được hưởng trong thời gian NLĐ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ thai sản;

+ Quy định về tiền lương làm thêm giờ;

+ Quy định về tiền lương ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ có hưởng lương;

Để liên hệ với chúng tôi và yêu cầu tư vấn bạn vui lòng gửi câu hỏi tư vấn hoặc Gọi: 1900.6169, ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm tình huống mà Luật Minh Gia tư vấn dưới đây:

2. Chế độ lương của NLĐ khi đi làm trước thời hạn nghỉ thai sản

Câu hỏi: Thưa luật sư em đang trong thời gian nghỉ chế độ thai sản, nhưng do tính chất công việc em phải đi làm sớm. vậy mức lương của em được hưởng trong thời gian này sẽ tính như thế nào? có quy định nào quy định được hưởng mức lương 300% mức tối thiểu không ạ? em xim cảm ơn!

Trả lời tư vấn:  Cảm ơn bạn đã gửi yêu cầu tư vấn tới công ty luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Thứ nhất: Mức lương của bạn được hưởng trong thời gian đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ thai sản

Pháp luật có quy định cho phép lao động nữ trong thời gian nghỉ thai sản có thể đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ thai sản như sau:

Theo khoản 1 và 4 Điều 157 Bộ luật lao động 2012 quy định :

“Điều 157. Nghỉ thai sản

1. Lao động nữ được nghỉ trước và sau khi sinh con là 06 tháng.

Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 02 trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.

Thời gian nghỉ trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng. 
….

4. Trước khi hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu có nhu cầu, có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc đi làm sớm không có hại cho sức khỏe của người lao động và được người sử dụng lao động đồng ý, lao động nữ có thể trở lại làm việc khi đã nghỉ ít nhất được 04 tháng.

Trong trường hợp này, ngoài tiền lương của những ngày làm việc do người sử dụng lao động trả, lao động nữ vẫn tiếp tục được hưởng trợ cấp thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.”

Như vây, lao động nữ được nghỉ trước và sau khi sinh con là 6 tháng. Trước khi hết thời gian nghỉ thai sản, nếu có nhu cầu, có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc đi làm sớm không có hại cho sức khỏe của người lao động và được người sử dụng lao động đồng ý, lao động nữ có thể trở lại làm việc khi đã nghỉ ít nhất được 4 tháng. Trong trường hợp này, ngoài tiền lương của những ngày làm việc do người sử dụng lao động trả, lao động nữ vẫn tiếp tục được hưởng trợ cấp thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

Căn cứ quy định nêu trên, nếu bạn đủ điều kiện đi làm sớm trước khi hết thời gian nghỉ thai sản thì bạn sẽ được trả lương cho thời gian đi làm sớm. Tiền lương khi đi làm lại của bạn được tính bằng ngày công trước đó, bằng 100% lương trước đây của bạn. Ngoài nguyên lương như trước , bạn vẫn được hưởng chế độ bảo hiểm thai sản đền hết thời hạn.

Thứ hai: có quy định nào quy định được hưởng mức lương 300% mức lương tối thiểu không ?

Điều 97. Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm

1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc đang làm như sau:

a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;

b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;

c) Vào ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.

Theo điểm c khoản 1 Điều 97 Bộ luật lao động 2012 thì tiền lương làm thêm giờ ngày lễ, Tết được hưởng ít 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, ngày nghỉ có lương đối với người lao động hưởng lương ngày.

Như vậy, Luật không quy định mức lương khi đi làm trước thời hạn nghỉ thai sản được hưởng mức lương 300% lương tối thiểu.

>> Giải đáp thắc mắc về chế độ lương qua tổng đài: 1900.6169

-------------

Câu hỏi thứ 2 -  Hệ số lương có bị thay đổi khi chuyển mã ngạch. 

Chị tôi làm việc trong cơ quan BX từ năm 2002 được xếp lương ngạch nhân viên tạp vụ mã ngạch 01.009. Hiện nay đang giữ bậc 7, hệ số 2,08. Tuy nhiên theo Điều 11, khoản 3 Thông tư 11/2014 của Bộ Nội vụ quy định bãi bỏ ngạch và mã số ngạch nhân viên phục vụ 01.009 mà chuyển sang mã ngạch nhân viên 01005. Vậy cho hỏi, chị tôi có được chuyển xếp lương theo quy định này không? Rất mong được phản hồi. Chân thành cảm ơn.

Trả lời: Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi tư vấn như sau: 

Thông tu số 11/2014/TT-BNV quy định chức danh, mã số ngạch, chức trách, nhiệm vụ và tiêu chuẩn nghiệp vụ chuyên môn các ngạch công chức chuyên ngành hành chính. Quy định tại thông tư này chỉ làm thay đổi mã số ngạch của a/c (từ 01.009 sang 01.005). A/c vẫn thuộc nhóm ngạch nhân viên theo Bảng 4 của Nghị định 204/2004/NĐ-CP.  Hệ số lương của a/c không bị thay đổi theo quy định của Thông tư này. 

Anh/chị tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình!

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo