Lại Thị Nhật Lệ

Chế độ cho người lao động dôi dư doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa

Cơ quan tôi đang làm là Công ty TNHH MTV 100% vốn nhà nước, bắt đầu thực hiện cổ phần hóa từ tháng 10/2016. Hiện tại đang sắp xếp lao động theo chế độ dôi dư.

 

Trong quá trình sắp xếp có nhiều trường hợp chưa đủ tuổi về hưu nhưng đã có từ 15 năm công tác đến 25 công tác đang được đưa vào sắp xếp dôi dư theo Nghị định Số: 63/2015/NĐ-CP, ngày 22 tháng 07 năm 2015  "quy định chính sách đối với người lao động dôi dư khi sắp xếp lại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu".

 

Vậy xin hỏi luật sư các trường hợp trên có được chờ đủ tuổi để về hưu không? Quy định trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thôi việc, trợ cấp thất nghiệp các trường hợp này thế nào? Xin cảm ơn luật sư tư vấn .


Trả lời: Cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi tư vấn đến công ty Luật Minh Gia. Chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:

 

Căn cứ theo điều 2 nghị định 63/2015/NĐ-CP, ngày 22 tháng 07 năm 2015 quy định về đối tượng áp dụng:

 

“1. Người lao động Dôi dư trong công ty thực hiện sắp xếp lại quy định tại Điều 1 Nghị định này, bao gồm:

a) Người lao động có tên trong danh sách lao động thường xuyên của công ty thực hiện sắp xếp lại theo quy định tại Khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 1 Nghị định này được tuyển dụng lần cuối cùng trước ngày 21 tháng 4 năm 1998 (thời điểm thực hiện Chỉ thị số 20/1998/ CT- TTg của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh sắp xếp và đổi mới doanh nghiệp nhà nước), gồm:

- Người lao động đang làm việc tại thời điểm sắp xếp lại, công ty đã tìm mọi biện pháp nhưng không bố trí được việc làm;

- Người lao động không có việc làm (đang chờ việc), tại thời điểm sắp xếp lại, công ty không bố trí được việc làm;

- Người lao động trong công ty thực hiện sắp xếp lại hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, tại thời điểm sắp xếp lại không bố trí được việc làm và không được giao khoán đất, giao khoán rừng.

b) Người lao động có tên trong danh sách lao động thường xuyên của công ty thực hiện sắp xếp lại theo quy định tại Khoản 5 Điều 1 Nghị định này được tuyển dụng lần cuối cùng trước ngày 26 tháng 4 năm 2002 (thời điểm Nghị định số 41/2002/NĐ - CP ngày 11 tháng 4 năm 2002 của Chính phủ về chính sách đối với lao động dôi dư khi sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước có hiệu lực thi hành);

c) Người lao động có tên trong danh sách lao động thường xuyên của công ty thực hiện sắp xếp lại theo quy định tại Khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 1 Nghị định này được tuyển dụng lần cuối cùng từ ngày 21 tháng 4 năm 1998 trở về sau, tại thời điểm sắp xếp lại, công ty đã tìm mọi biện pháp nhưng không bố trí được việc làm;

d) Người lao động có tên trong danh sách lao động thường xuyên của công ty thực hiện sắp xếp lại theo quy định tại Khoản 5 Điều 1 Nghị định này được tuyển dụng lần cuối cùng từ ngày 26 tháng 4 năm 2002 trở về sau.”

 

Như vậy, những người lao động thuộc một trong các trường hợp trên sẽ được hưởng chế độ của lao động dôi dư do người lao động chi trả theo nghị định này.

 

Căn cứ Điều 3 nghị định Số: 63/2015/NĐ-CP, ngày 22 tháng 07 năm 2015 quy định về chính sách đối với người lao động dôi dư được tuyển dụng lần cuối cùng trước ngày 21 tháng 4 năm 1998 hoặc trước ngày 26 tháng 4 năm 2002:

 

"Chính sách đối với người lao động dôi dư quy định tại Điểm a và b Khoản 1 Điều 2 Nghị định này tại thời điểm cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phương án sắp xếp lao động hoặc Tòa án quyết định mở thủ tục phá sản được quy định như sau:

1. Người lao động dôi dư từ đủ 55 tuổi đến đủ 59 tuổi đối với nam, từ đủ 50 tuổi đến đủ 54 tuổi đối với nữ và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu theo quy định tại Khoản 1 Điều 50 của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006 (đối với trường hợp nghỉ hưu trước ngày 01 tháng 01 năm 2016), theo Khoản 4 Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 (đối với trường hợp nghỉ hưu từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 trở về sau) và được hưởng thêm chế độ sau:

a) Không bị trừ tỷ lệ lương hưu do nghỉ hưu trước tuổi;

b) Trợ cấp 03 tháng tiền lương cho mỗi năm (đủ 12 tháng, không kể tháng lẻ) nghỉ hưu trước tuổi so với quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 50 của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006 (đối với trường hợp nghỉ hưu trước ngày 01 tháng 01 năm 2016), so với quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 (đối với trường hợp nghỉ hưu từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 trở về sau);

c) Hỗ trợ 01 tháng lương cơ sở do Chính phủ quy định cho mỗi năm làm việc có đóng bảo hiểm xã hội.

2. Người lao động dôi dư trên 59 tuổi đến dưới 60 tuổi đối với nam, trên 54 tuổi đến dưới 55 tuổiđối với nữ và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu theo quy định tại Khoản 1 Điều 50 của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006 (đối với trường hợp nghỉ hưu trước ngày 01 tháng 01 năm 2016), theo Khoản 4 Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 (đối vớitrường hợp nghỉ hưu từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 trở về sau) và được hưởng thêm chế độ sau:

a) Không bị trừ tỷ lệ lương hưu do nghỉ hưu trước tuổi;

b) Hỗ trợ 0,5 tháng lương cơ sở do Chính phủ quy định cho mỗi năm làm việc có đóng bảo hiểm xã hội.

3. Người lao động đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 50 của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006 (đối với trường hợp nghỉ hưu trước ngày 01 tháng 01 năm 2016) hoặc Điểm a Khoản 1 Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 (đối với trường hợp nghỉ hưu từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 trở về sau) nhưng còn thiếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội tối đa 06 tháng để đủ điều kiện hưởng lương hưu thì được Nhà nước đóng một lần cho số tháng còn thiếu vào quỹ hưu trí và tử tuất để giải quyết chế độ hưu trí. Mức đóng cho số tháng còn thiếu bằng tổng tiền đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc thuộc trách nhiệm của người lao động và người sử dụng lao động nhân với số tháng còn thiếu.

4. Người lao động dôi dư thuộc đối tượng quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 2 Nghị định này không đủ điều kiện hưởng chế độ quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này thì thực hiện chấm dứt hợp đồng lao động và được hưởng các chế độ sau:

a) Trợ cấp mất việc làm theo quy định tại Điều 49 của Bộ luật Lao động;

b) Hỗ trợ một khoản tiền cho mỗi năm làm việc tại công ty thực hiện sắp xếp lại như sau:

...

5. Người lao động dôi dư thuộc đối tượng quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 2 Nghị định này không đủ điều kiện hưởng chế độ quy định tại các

Khoản 1, 2 và 3 Điều này thì thực hiện chấm dứt hợp đồng lao động và được hưởng các chế độ sau:

a) Trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 của Bộ luật Lao động;

b) Hỗ trợ một khoản tiền cho mỗi năm làm việc tại công ty thực hiện sắp xếp lại như sau:

..."

Và căn cứ theo Điều 4. Chính sách đối với người lao động dôi dư được tuyển dụng lần cuối cùng từ ngày 21 tháng 4 năm 1998 hoặc từ ngày 26 tháng 4 năm 2002 trở về sau:

 

"Tại thời điểm cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phương án sắp xếp lao động hoặc Tòa án quyết định mở thủ tục phá sản, người lao động dôi dư theo quy định tại Điểm c và d Khoản 1 Điều 2 Nghị định này thực hiện chấm dứt hợp đồng lao động và được hưởng chế độ sau:

1. Trợ cấp mất việc làm theo quy định tại Điều 49 của Bộ luật Lao động đối với người lao động dôi dư trong công ty thực hiện sắp xếp lại quy định tại các Khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 1 Nghị định này.

2. Trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 của Bộ luật Lao động đối với người lao động dôi dư trong công ty thực hiện sắp xếp lại quy định tại Khoản 5 Điều 1 Nghị định này."


Do thông tin bạn cung cấp không rõ nên tôi sẽ chia thành 2 trường hợp như sau:
 

Trường hợp thứ nhất, người lao động dôi dư được tuyển dụng lần cuối cùng trước ngày 21 tháng 4 năm 1998 hoặc trước ngày 26 tháng 4 năm 2002:

 

Người lao động dôi dư từ đủ 55 tuổi đến đủ 59 tuổi đối với nam, từ đủ 50 tuổi đến đủ 54 tuổi đối với nữ và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu theo theo Khoản 4 Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 (đối với trường hợp nghỉ hưu từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 trở về sau) và được hưởng thêm chế độ sau: Không bị trừ tỷ lệ lương hưu do nghỉ hưu trước tuổi; Trợ cấp 03 tháng tiền lương cho mỗi năm (đủ 12 tháng, không kể tháng lẻ) nghỉ hưu trước tuổi so với quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 (đối với trường hợp nghỉ hưu từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 trở về sau); Hỗ trợ 01 tháng lương cơ sở do Chính phủ quy định cho mỗi năm làm việc có đóng bảo hiểm xã hội.

 

-  Người lao động dôi dư trên 59 tuổi đến dưới 60 tuổi đối với nam, trên 54 tuổi đến dưới 55 tuổiđối với nữ và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu theo quy định tại Khoản 4 Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 (đối vớitrường hợp nghỉ hưu từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 trở về sau) và được hưởng thêm chế độ sau: Không bị trừ tỷ lệ lương hưu do nghỉ hưu trước tuổi; Hỗ trợ 0,5 tháng lương cơ sở do Chính phủ quy định cho mỗi năm làm việc có đóng bảo hiểm xã hội.

 

Người lao động đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 nhưng còn thiếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội tối đa 06 tháng để đủ điều kiện hưởng lương hưu thì được Nhà nước đóng một lần cho số tháng còn thiếu vào quỹ hưu trí và tử tuất để giải quyết chế độ hưu trí. Mức đóng cho số tháng còn thiếu bằng tổng tiền đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc thuộc trách nhiệm của người lao động và người sử dụng lao động nhân với số tháng còn thiếu.

 

Như vậy, nếu người lao động dôi dư có số năm đóng BHXH từ đủ 20 năm trở lên và người lao động dôi dư từ đủ 55 tuổi trở lên đối với nam và tử đủ 50 tuổi đối với nữ mà chưa đủ tuổi về hưu thì sẽ không bị trừ tỷ lệ lương hưu do về hưu trước tuổi và được hưởng các chế độ trên theo quy định. 

 

Đối với người lao động dôi dư tuy đã đóng đủ 20 năm BHXH nhưng chưa đủ 55 tuổi đối với năm và chưa đủ 50 tuổi đối với nữ hoặc đủ tuổi nhưng chưa đóng đủ 20 năm bảo hiểm xã hội thì thực hiện chấm dứt hợp đồng lao động và được hưởng các chế độ sau:
a, Trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 luật lao động năm 2012. 

b) Hỗ trợ một khoản tiền cho mỗi năm làm việc tại công ty thực hiện sắp xếp lại như sau:

- Mức 02 tháng tiền lương đối với người lao động có thời gian làm việc dưới 15 năm;

- Mức 0,7 tháng tiền lương đối với người lao động có thời gian làm việc từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm;

- Mức 0,3 tháng tiền lương đối với người lao động có thời gian làm việc từ đủ 20 năm trở lên.

 

Trường hợp thứ hai, Người lao động dôi dư được tuyển dụng lần cuối cùng từ ngày 21 tháng 4 năm 1998 hoặc từ ngày 26 tháng 4 năm 2002 trở về sau:


Tại thời điểm cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phương án sắp xếp lao động hoặc Tòa án quyết định mở thủ tục phá sản, người lao động dôi dư theo quy định tại Điểm c và d Khoản 1 Điều 2 Nghị định này thực hiện chấm dứt hợp đồng lao động và được hưởng chế độ sau: Trợ cấp mất việc làm hoặc trợ cấp thôi việc theo quy định.


Căn cứ theo Điều 48 bộ luật lao động 2012 quy định về trợ cấp thôi việc:

“1. Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 và 10 Điều 36 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.

2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc.

3. Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc.”

 

Và theo Điều 49 bộ luật lao động 2012 quy định trợ cấp mất việc làm:

“1. Người sử dụng lao động trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ 12 tháng trở lên mà bị mất việc làm theo quy định tại Điều 44 và Điều 45 của Bộ luật này, mỗi năm làm việc trả 01 tháng tiền lương nhưng ít nhất phải bằng 02 tháng tiền lương.

2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc làm là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc.

3. Tiền lương để tính trợ cấp mất việc làm là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động mất việc làm.”

 

Như vậy, người lao động dôi dư sẽ được hưởng trợ mất việc làm hoặc trợ cấp thôi việc theo quy định trên. Trợ cấp thôi việc: mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương, trợ cấp mất việc làm mỗi năm làm việc trả 01 tháng tiền lương nhưng ít nhất phải bằng 02 tháng tiền lương. Thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội. Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc.

 

Đối với trợ cấp thất nghiệp được thực hiện theo luật việc làm 2013 và do cơ quan bảo hiểm xã hội chi trả cho người lao động nếu đủ điều kiện theo quy định của pháp luật. 

 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Chế độ cho người lao động dôi dư doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến - Số điện thoại liên hệ 1900.6169 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng!
Cv: Vũ Nga – Luật Minh Gia.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo