Hoàng Thị Kim Lý

Các trường hợp được tham gia BHXH tự nguyện, BHYT, BHTN

Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước, tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng BHXH để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất.

1. Luật sư tư vấn về bảo hiểm

Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc khi chấm dứt hợp đồng lao động có tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được không? Thủ tục tham gia như thế nào? Mức đóng pháp luật quy định như nào?

Nếu bạn đang gặp phải vướng mắc liên quan đến bảo hiểm xã hội, bạn cần tham khảo các quy định pháp luật về bảo hiểm xã hội hoặc ý kiến của luật sư có chuyên môn. Trong trường hợp bạn không có thời gian tìm hiểu hoặc không có luật sư riêng, bạn hãy liên hệ Luật Minh Gia để chúng tôi giải đáp và hướng dẫn cụ thể.

Để được hỗ trợ, tư vấn pháp lý về các vấn đề liên quan đến bảo hiểm xã hội, bạn hãy gửi câu hỏi cho chúng tôi hoặc Gọi: 1900.6169, để được tư vấn.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm tình huống mà Luật Minh Gia tư vấn dưới đây để có thêm kiến thức về pháp luật.

2. Các trường hợp được tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm y tế, BHTN.

Câu hỏi: Công ty tôi có lao động đang thực hiện Hợp đồng lao động nhưng vì hoàn cảnh gia đình cho nên xin nghỉ việc không hưởng lương 6 tháng và được giám đốc Công ty đồng ý. Vậy cho tôi xin hỏi:

1- trong thời gian nghỉ việc người lao động xin tự nguyện đóng BHXH, BHYT,BHTN có được không?

2- Trong thời gian nghỉ việc không hưởng lương, người lao động có được giải quyết chế độ dôi dư không?

Trả lời: Cám ơn anh đã gửi câu hỏi tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia. Với các câu hỏi của anh chúng tôi xin được đưa ra tư vấn như sau:

Câu hỏi thứ nhất: Trong thời gian nghỉ  việc người lao động tự nguyện xin đóng BHXH, BHYT, BHTN có được không?

Về bảo hiểm xã hội tự nguyện:

Hiện nay có Luật bảo xã hội 2006 đang còn hiệu lực và Luật bảo hiểm xã hội 2014 có hiệu lực kể từ ngày 1-1-2016. Tùy vào thời gian người lao động của công ty xin nghỉ việc và muốn tham gia bảo hiểm thì luật áp dụng sẽ khác nhau.

Thứ nhất, nếu người lao động xin nghỉ việc vào thời điểm hiện tại (2015) và muốn tham gia bảo hiểm xã hội thì sẽ áp dụng Luật BHXH 2006.

Điều 2 nghị định 190/2007/NĐ-CP hướng dẫn một số điều của Luật bảo hiểm xã hội 2006 về bảo hiểm xã hội tự nguyện có quy định về đối tượng được tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện. Cụ thể:

Điều 2. Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện quy định tại Nghị định này là công dân Việt Nam trong độ tuổi lao động, không thuộc diện áp dụng của pháp luật về bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:

1. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn dưới 3 tháng.

2. Cán bộ không chuyên trách cấp xã.

3. Người tham gia các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, kể cả xã viên không hưởng tiền lương, tiền công trong các hợp tác xã, liên hợp hợp tác xã.

4. Người lao động tự tạo việc làm.

5. Người lao động làm việc có thời hạn ở nước ngoài mà trước đó chưa tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hoặc đã nhận bảo hiểm xã hội một lần.

6. Người tham gia khác.

Các đối tượng quy định tại Điều này sau đây gọi chung là người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.

Như vậy, trong thời gian nghỉ việc này, người lao động có thể được tham gia bảo hiểm xã hội tự  nguyện nếu thuộc một trong các trường hợp  quy định tại Điều 2 nghị định 190/2007/NĐ-CP.

Thứ hai, nếu người lao động xin nghỉ việc kể từ năm 2016 thì sẽ áp dụng luật BHXH 2014.

Tại khoản 4 Điều 2 Luật BHXH 2014 có quy định về đối tượng tham gia BHXH tự nguyện.

Điều 2: Đối tượng áp dụng

1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:

a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;

c) Cán bộ, công chức, viên chức;

d) Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;

đ) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;

e) Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;

g) Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

h) Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;

i) Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.

2. Người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Chính phủ.

3. Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động.

4. Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này.

5. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến bảo hiểm xã hội.

Các đối tượng quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều này sau đây gọi chung là người lao động.

Do Luật Bảo hiểm xã hội 2014 chưa có nghị định hướng dẫn cụ thể nên căn cứ vào quy định trên, nếu trong thời gian xin nghỉ việc 6 tháng, người lao động của công ty không thuộc vào các trường hợp quy định tại khoản 1 điều 2 Luật BHXH 2014 thì sẽ đươc tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.

Về bảo hiểm y tế:

Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế được Luật sửa đổi bổ sung một số Điều của Luật bảo hiểm y tế số 46/2014/QH13 quy định tại Điều 12, được hướng dẫn chi tiết tại điều 1 Nghị định 105/2014/NĐ-CP  quy định hướng dẫn thi hành chi tiết một số điều của Luật Bảo hiểm y tế.

Ngoài ra, khoản 3 Điều 50 Luật bảo hiểm y tế 2006 cũng quy định các trường hợp tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện " đối tượng quy địn tại khoản 21, 22, 23, 24 và 25 Điều 12 Luật này khi chưa thực hiện quy định tại các điểm b, c, d và đ khoản 2 Điều 51 của Luật này thì có quyền tự nguyện tham gia bảo hiểm y tế theo quy định của Chính phủ"

Từ các văn bản pháp luật trên, đối tượng  tự nguyện tham gia bảo hiểm y tế  bao gồm:

+   Học sinh, sinh viên.

+   Người thuộc hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung bình tham gia bảo hiểm y tế theo quy định tại Khoản 4 Điều 12 sửa đổi, bổ sung của Luật Bảo hiểm y tế.

Như vây, trong thời gian xin nghỉ việc tại công ty, nếu người lao động thuộc một trong các đối tượng nêu trên thì vẫn  được tham gia đóng bảo hiểm y tế. Anh có thể căn cứ vào điều luật trên để xem xét xem người lao động thuộc trường hợp nào và có được tham gia bảo hiểm y tế hay không?

Về bảo hiểm thất nghiệp:

Khoản 3 điều 2 Luật BHXH 2006 có quy định về đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Tuy nhiên, từ 1-01-2015 sau khi Luật Việc làm có hiệu lực thì các trường liên quan đến bảo hiểm thất nghiệp sẽ do Luật Việc làm điều chỉnh.

Điều 43 Luật Việc làm 2013 quy định các trường hợp bắt buộc phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp bao gồm:

1, Người lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi làm việc theo hợp đồng  hoặc hợp đồng làm việc như sau:

a) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn;

b) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn;

c) Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.

Trong trường hợp người lao động giao kết và đang thực hiện nhiều hợp đồng lao động quy định tại khoản này thì người lao động và người sử dụng lao động của hợp đồng lao động giao kết đầu tiên có trách nhiệm tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

2. Người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều này đang hưởng lương hưu, giúp việc gia đình thì không phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

Ngoài ra, Điều 44 Luật việc làm còn quy định về việc tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Theo đó “1. Người sử dụng lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động tại tổ chức bảo hiểm xã hội trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc có hiệu lực”. Như vậy, người có trách nhiệm tham gia bảo hiểm thất nghiệp với tổ chức bảo hiểm xã hội là người là người sử dụng lao động chư không phải là người lao động.

Căn cứ theo quy định trên, thì người lao động xin nghỉ việc tại công ty trong thời hạn 6 tháng thì sẽ không thuộc đối tượng đươc tham gia bảo hiểm thất nghiệp vậy nên sẽ không được đóng BHTN.

Câu hỏi thứ hai: Trong thời gian nghỉ việc không hưởng lương, người lao động có được giải quyết chế độ dôi dư không?

Người lao động dôi dư là người lao động đang làm việc trong doanh nghiệp, khi sắp xếp lại doanh nghiệp đã tìm mọi biện pháp tao việc làm nhưng vẫn không bố trí được việc làm, hoặc người lao động có tên trong danh sách thường xuyên của doanh nghiệp nhưng không có việc làm tại thời điểm sắp xếp lại, doanh nghiệp vẫn không bố trí được việc làm hoặc người lao động trong doanh nghiệp bị giải thể phá sản.

Trong trường hợp anh đưa ra, người lao động ở đây là vì hoàn cảnh gia đình nên xin nghỉ việc 6 tháng chứ không phải là do công ty cơ cấu, xắp xếp lại mà không có việc làm nên người lao động trong trường hợp này không được hưởng chế độ dôi dư

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo