Trần Phương Hà

Bảo vệ quyền lợi khi công ty không ký kết hợp đồng lao động và tham gia BHXH cho người lao động

Luật sư tư vấn về việc xử lý đối với hành vi không ký kết hợp đồng và đóng bảo hiểm cho người lao động. Nội dung tư vấn như sau.

Nội dung câu hỏi:Xin chào ngài luật sư. Em có thắc mắc về nơi em làm việc cố tình không ký hợp đồng lao động với người công nhân lao động . Em xin phép trình bày trường hợp của em: vào ngày 03-11-2016 em có xin việc làm tại cty hiện tại e đang làm. Sau khi trao đổi xem xét hồ sơ của em thì bên cty đồng ý nhận em vào làm việc. Tính từ đó đến nay là tháng 2 -2018 em đã làm việc liên tục ko có gián đoạn . Vậy mà khi em hỏi bên văn phòng người phụ trách về việc nhân sự , bhxh . Thì người đó nói là ở trên không muốn ký. Muốn ý kiến gì thì hảy hỏi giám đốc đi. Mà ở công ty là công ty tư nhân, vì thế muốn đuổi là đuổi nên em không dám lên hỏi. Không  phải mình e mà rất nhiều công nhân làm chung đến nay vẫn ko đc ký hợp đồng lao động , không được tham gia bhxh. Có người làm hơn 5 năm vẫn ko được ký. Quý luật sư cho phép em hỏi như vậy bên công ty em đang làm có đúng luật ko. Và nếu có vi phạm thì em có thể liên hệ nơi nào để đc pháp luật hỗ trợ bảo vệ quyền lợi người lao động. Xin chân thành cảm ơn.

 

Trả lời: Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi đến công ty Luật Minh Gia, với câu hỏi của ban chúng tôi xin trả lời như sau

 

Thứ nhất, về vấn đề công ty không giao kết hợp đồng và tham gia bảo hiểm xã hội.

 

Điều 18 Bộ luật lao động 2012 xác định người chủ sử dụng lao động có nghĩa vụ phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động "Điều 18. Nghĩa vụ giao kết hợp đồng lao động

 

1. Trước khi nhận người lao động vào làm việc, người sử dụng lao động và người lao động phải trực tiếp giao kết hợp đồng lao động.

 

Trong trường hợp người lao động từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi, thì việc giao kết hợp đồng lao động phải được sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật của người lao động.

 

2. Đối với công việc theo mùa vụ, công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng thì nhóm người lao động có thể ủy quyền cho một người lao động trong nhóm để giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản; trường hợp này hợp đồng lao động có hiệu lực như giao kết với từng người.

 

Hợp đồng lao động do người được ủy quyền giao kết phải kèm theo danh sách ghi rõ họ tên, tuổi, giới tính, địa chỉ thường trú, nghề nghiệp và chữ ký của từng người lao động."

 

Như vậy, việc người chủ  sử dụng lao động không ký kết hợp đồng lao động với bạn cũng như những người lao động khác trong khi thực tế vẫn đang sử dụng lao động  là hành vi vi phạm pháp luật về lao động và với hành vi trên sẽ bị xử lý theo Điều 31 Nghị định 95/2013/NĐ-CP như sau "Điều 31. Vi phạm quy định về tuyển chọn, ký kết và thanh lý hợp đồng

 

2. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với doanh nghiệp, tổ chức có một trong các hành vi sau đây:

 

a) Không ký hợp đồng với người lao động theo quy định;

 

b) Không ghi rõ các quyền và nghĩa vụ về tài chính trong hợp đồng ký với người lao động theo quy định;

 

c) Không thanh lý hoặc thanh lý hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài không theo quy định;

 

d) Nội dung hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, Hợp đồng lao động, Hợp đồng thực tập không phù hợp với Hợp đồng cung ứng lao động, Hợp đồng nhận lao động thực tập đã đăng ký;

 

đ) Nội dung hợp đồng giữa doanh nghiệp trúng thầu, nhận thầu, tổ chức đầu tư ra nước ngoài ký với người lao động, Hợp đồng lao động không phù hợp với báo cáo đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo quy định.

 

3. Hình thức xử phạt bổ sung: Đình chỉ việc thực hiện Hợp đồng cung ứng lao động từ 01 tháng đến 03 tháng đối với các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều này."

 

Về việc tham gia đóng bảo hiểm xã hội.

 

Theo quy định tại Điều 186 Bộ luật lao động 2012  "Điều 186. Tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế

 

1. Người sử dụng lao động, người lao động phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp và được hưởng các chế độ theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và pháp luật về bảo hiểm y tế.

 

Khuyến khích người sử dụng lao động, người lao động thực hiện các hình thức bảo hiểm xã hội khác đối với người lao động."

 

Luật bảo hiểm xã hội năm 2014:

 

Điều 2. Đối tượng áp dụng 
 

1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
 

a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
 

b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;

...

Theo đó, việc công ty không tham gia đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động là trái với quy định pháp luật và sẽ bị xử lý theo Nghị định 88/2015/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định 95/2013/NĐ-CP:

 

"Điều 26. Vi phạm quy định về đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp

 

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người lao động có hành vi thỏa thuận với người sử dụng lao động không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.

 

2. Phạt tiền với mức từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

 

a) Chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp;

 

b) Đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp không đúng mức quy định;

 

c) Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp không đủ số người thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.

 

3. Phạt tiền với mức từ 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp cho toàn bộ người lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.

 

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

 

a) Buộc truy nộp số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp chưa đóng, chậm đóng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1, Khoản 2 và Khoản 3 Điều này;

 

b) Buộc đóng số tiền lãi của số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp chưa đóng, chậm đóng theo mức lãi suất của hoạt động đầu tư từ Quỹ bảo hiểm xã hội trong năm đối với vi phạm quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này."

 

Bạn có quyền báo cáo các hành vi vi phạm của công ty đến thanh tra lao động để yeu câu xử lý vi phạm   "Điều 238. Thanh tra lao động

 

1. Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về lao động.

...

Thứ hai, vấn đề giải quyết quyền  lợi cho người lao động 

 

Điều 200 Bộ luật lao động 2012 xác định như sau "Điều 200. Cơ quan, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân

 

1. Hoà giải viên lao động.

 

2. Toà án nhân dân."

 

Người lao động có quyền gửi đơn khiếu nại đến phòng lao động thương binh và xã hội nơi công ty đặt trụ sở để yêu cầu thực hiện hòa giải. Nếu hòa giải không thành thì người lao động có quyền gửi đơn trực tiếp đến Tòa án nhân dân Quận ( huyện ) nơi công ty đặt trụ sở để yêu cầu giải quyết tranh chấp nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn hỏi và quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp, bạn vui lòng gọi đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi - Số điện thoại liên hệ: 1900.6169 để được hỗ trợ kịp thời.

Trân trọng.
Luật gia / CV tư vấn: Phương hà - Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo