Luật sư Trần Khánh Thương

Bảo hiểm y tế và chế độ bảo hiểm thai sản

Hôm nay em xin phép được hỏi một số điều và mong quý công ty dành thời gian trả lời giúp em.Em đang là giáo viên chuyên biệt tại một trường tại Bình Thạnh, TpHCM. Nơi em đăng kí BH khám chữa bệnh ban đầu là Bệnh viện quận 12 vì hồi trước em ở trọ ở quận 12. Nay em đang ở quan Gò Vấp và có KT3 ở đây.

 

Em đã được nhà trường đóng bảo hiểm từ tháng 4/2014 đến bây giờ. Tháng 4 này em sẽ sinh em bé. Điều em muốn hỏi là:1. Em sẽ sinh ở bệnh viện Đa Khoa Đồng Nai- tức là không đúng bệnh viện đăng kí ban đầu. Vậy em có được giảm viện phí theo BH trái tuyến tỉnh hay ko? 2. Sau khi sinh, em phải làm những hồ sơ gì để nộp lên trường để nhận tiền thai sản? Có cần giấy khai sinh hay chỉ cần giấy chứng sinh của bệnh viện?3. Lương cơ bản của em là 3.500.000, em đóng Bh hàng tháng là 1.200.000 đồng, vậy em sẽ được nhận khoảng bao nhiêu tiền thai sản vậy ạ?Dạ em cảm ơn công ty đã đọc ạ! Mong hồi âm của phía công ty ạ!

 

Trả lời tư vấn:

Chào bạn. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, Đối với yêu cầu hỗ trợ của bạn chúng tôi tư vấn như sau:
 
Thứ nhất, về bảo hiểm y tế.
 
Khi bạn đi sinh con trái tuyến tại bệnh viện tuyến tỉnh. Bạn sẽ vẫn được thanh toán bảo hiểm y tế theo mức trái tuyến, cụ thể trái tuyến tính bạn được hưởng 60% chi phí điều trị nội trú.
 
Thứ hai, hồ sơ hưởng chế độ thai sản.
 
Bạn nộp hồ sơ đến đơn vị nơi làm việc để được giải quyết chế độ. Cụ thể theo điều 101 Luật bảo hiểm xã hội:

Điều 101. Hồ sơ hưởng chế độ thai sản

1. Hồ sơ hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ sinh con bao gồm:

a) Bản sao giấy khai sinh hoặc bản sao giấy chứng sinh của con;

b) Bản sao giấy chứng tử của con trong trường hợp con chết, bản sao giấy chứng tử của mẹ trong trường hợp sau khi sinh con mà mẹ chết;

c) Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về tình trạng người mẹ sau khi sinh con mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con;

d) Trích sao hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của người mẹ trong trường hợp con chết sau khi sinh mà chưa được cấp giấy chứng sinh;

đ) Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc lao động nữ phải nghỉ việc để dưỡng thai đối với trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 31 của Luật này.

2. Trường hợp lao động nữ đi khám thai, sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý, người lao động thực hiện biện pháp tránh thai theo quy định tại khoản 1 Điều 37 của Luật này phải có giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội đối với trường hợp điều trị ngoại trú, bản chính hoặc bản sao giấy ra viện đối với trường hợp điều trị nội trú.

3. Trường hợp người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi phải có giấy chứng nhận nuôi con nuôi.

4. Trường hợp lao động nam nghỉ việc khi vợ sinh con phải có bản sao giấy chứng sinh hoặc bản sao giấy khai sinh của con và giấy xác nhận của cơ sở y tế đối với trường hợp sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi.

5. Danh sách người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản do người sử dụng lao động lập.

Như vậy, sau khi sinh con, bạn có thể nộp bản sao giấy chứng sinh hoặc bản sao giấy khai sinh của con lên đơn vị để được giải quyết chế độ.

Thứ ba, về mức hưởng chế độ thai sản.

Khi nghỉ hưởng chế độ thai sản, bạn được thanh toán 06 tháng tiền lương bình quân đóng bảo hiểm. Lương đóng bảo hiểm xã hội của bạn là 3.500.000. Tiền thai sản bạn nhận được bằng 21.000 đồng. Ngoài ra bạn được nhận thêm trợ cấp một lần khi sinh bằng lần mức lương cơ sở (2 x 1.210.000). Tổng số tiền bạn nhận được là 23.420.000 đồng.


Bạn tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình!

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hộ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận luật sư trực tuyến của chúng tôi để được giải đáp: ( Tổng đài luật sư trực tuyến 1900.6169 )
 

Trân trọng

P.Luật sư trực tuyến – Công ty Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo