Nông Bá Khu

Tư vấn về thủ tục ly hôn

Luật sư cho hỏi về thủ tục ly hôn như sau: Tôi là người Việt Nam lấy chồng quốc tịch Malaysia. Chúng tôi chưa có con. Cuộc sống vợ chồng không được hạnh phúc từ khi anh ấy thiếu nợ vì chơi cá độ banh..không quan tâm gì tôi. Rồi hôm nay anh lại chơi Game đánh bài trên mạng quen nhiều cô gái khác và hẹn hò qua đêm với nhau.

Về nhà lại nói chia tay tôi vì không còn tình cảm nửa, trong khi tôi vẫn Làm đúng Bổn phận một người Vợ vẩn còn yêu chồng vẩn tha thứ nếu anh biết quay đầu. Chúng tôi có làm đăng ký kết hôn  ở Việt Nam và Malaysia Nếu tôi ly hôn thì có được quyền lợi gì?. Phải làm những thủ tục gì?.

 

Trả lời:  Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến công ty Luật Minh Gia. Trường hợp của bạn, chúng tôi xin được tư vấn như sau:

 

Chúng tôi hết sức thông cảm về hoàn cảnh gia đình bạn, Ly hôn là điều không ai mong muốn nhưng nếu điều đó là không thể tránh khỏi. Chúng ta đang làm những điều tốt nhất có thể, bạn hãy suy nghĩ kĩ trước khi quyết định
 
Thứ nhất, quyền ly hôn và căn cứ li hôn

Theo quy định tại điều 51 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định cả vợ và chồng đều có quyền yêu cầu tòa án giải quyết ly hôn.

Tuy nhiên trong một số trường hợp người chồng không được quyền ly hôn như quy định tại khoản 3 điều 51 “trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi”.

Căn cứ li hôn: Tòa án sẽ xem xét giải quyết li hôn nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:

+ Tình trạng hôn nhân trầm trọng

+ Đời sống chung không thể kéo dài

+ Mục đích của hôn nhân không đạt được

Quyền lợi khi ly hôn.

Vấn đề chia tài sản: việc chia tài sản khi ly hôn do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu tòa án giải quyết. tài sản riêng của bên nào thì thuộc quyền sở hữu của bên đó.

Việc giải quyết tài sản chung được giải quyết theo các nguyên tắc quy định tại điều 59, 60, 61, 62, 63, 64 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 để giải quyết.

Thứ hai, thủ tục ly hôn, có các thủ tục đơn phương ly hôn hay thuận tình ly hôn, tòa án giải quyết trong trường hợp này là tòa án của các bên thường trú.
 
Thủ tục thuận tình ly hôn:
 
 Bước 1: Nộp hồ sơ yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn tại TAND cấp quận/huyện nơi cư trú, làm việc của vợ hoặc chồng;
 
Lưu ý: trong trường hợp vợ hoặc chồng ở nước ngoài thì nộp đơn tại TAND cấp tỉnh.
 
 Bước 2: Sau khi nhận đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn cùng hồ sơ hợp lệ Tòa án sẽ thụ lý giải quyết và sẽ ra thông báo nộp tiền tạm ứng lệ phí Toà án cho người đã nộp đơn;
 
Bước 3: Căn cứ thông báo của Toà án, đương sự nộp tiền tạm ứng lệ phí tại Chi cục thi hành án dân sự cấp quận/huyện và nộp lại biên lai nộp tiền cho Tòa án;
 
Lưu ý: Nếu TAND cấp tỉnh giải quyết thì nộp tại Cục thi hành án dân sự cấp tỉnh.

Bước 4: Tòa án mở phiên họp công khai để giải quyết việc yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn.
 
Lưu ý: Phiên họp này phải có sự tham dự của Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân cung cấp với Toà án thụ lý giải quyết.
 
Bước 5: Toà án ra quyết định công nhận việc thuận tình ly hôn.
 
Lưu ý: Quyết định công nhận thuận tình ly hôn có hiệu lực pháp luật ngay.
 
Thời gian giải quyết ly hôn thuận tình:
 
Bộ luật TTDS hiện nay không quy định cụ thể thời hạn giải quyết đối với “việc dân sự” yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn (Nhưng thực tế thời gian này sẽ nhanh hơn so với thời gian giải quyết vụ án đơn phương xin ly hôn).
 
Lưu ý: Khi có nhu cầu Quý khách có thể liên hệ với Luật Minh Gia để được tư vấn, hỗ trợ giải quyết nhanh chóng, thuận tiện.
 
Hồ sơ yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn gồm có:
 
- Đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn (theo mẫu của từng Tòa);
 
- Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính);
 
- Sổ hộ khẩu (bản sao có chứng thực)
 
- CMND/hộ chiếu (bản sao có chứng thực);
 
- Giấy khai sinh của con (bản sao có chứng thực - nếu có);
 
- Các tài liệu, chứng cứ khác chứng minh tài sản chung như: GCNQSDĐQSHNƠ (sổ đỏ); đăng ký xe; sổ tiết kiệm… (bản sao);
 
Lưu ý:
 
- Một số Toà án yêu cầu trước khi nộp hồ sơ yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn phải qua thủ tục hoà giải tại cơ sở (UBND cấp xã/phường);
 
- Hồ sơ có thể nộp trực tiếp tại Tòa án hoặc gửi qua đường Bưu điện.
 
Thủ tục đơn phương ly hôn (ly hôn theo yêu cầu một bên) như sau:
 
Theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, tòa án khi tiếp nhận đơn xin ly hôn đơn phương sẽ tiến hành thủ tục ly hôn theo quy định của pháp luật.
 
Trình tự xin ly hôn đơn phương:
 
Bước 1: Vợ hoặc chồng (nguyên đơn) nộp hồ sơ khởi kiện về việc xin ly hôn tại TAND cấp quận/huyện nơi bị đơn (chồng hoặc vợ) đang cư trú, làm việc;
 
Lưu ý: nếu vợ/chồng hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Toà án nước ngoài thì phải nộp đơn tại TAND cấp tỉnh.
 
Bước 2: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đơn khởi kiện cùng hồ sơ hợp lệ Tòa án sẽ thụ lý giải quyết vụ án và sẽ ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí cho người đã nộp đơn;
 
Lưu ý: Trong thực tế thời gian này thường lâu hơn.
 
Bước 3: Căn cứ thông báo của Toà án, đương sự nộp tiền tạm ứng án phí tại Chi cục  thi hành án dân sự cấp quận/huyện và nộp lại biên lai tiền tạm ứng án phí cho Tòa án;
 
Lưu ý: Nếu TAND cấp tỉnh giải quyết thì nộp tại Cục thi hành án dân sự cấp tỉnh.
 
Bước 4: Tòa án thụ lý vụ án, tiến hành giải quyết vụ án theo thủ tục chung và ra Bản án hoặc Quyết định giải quyết vụ án.
 
Thời gian giải quyết việc ly hôn đơn phương
 
Thời hạn chuẩn bị xét xử: 04 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án;
 
Lưu ý: Nếu vụ án có tính chất phức tạp hoặc có trở ngại khách quan thì thời gian có thể lâu hơn.
 
Thời hạn mở phiên tòa: Từ 01 đến 02 tháng kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử.
 
Hồ sơ khởi kiện xin ly hôn gồm có:
 
- Đơn xin ly hôn (theo mẫu của từng Tòa);
 
- Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính);
 
- Sổ hộ khẩu (bản sao có chứng thực)
 
- CMND/hộ chiếu (bản sao có chứng thực);
 
- Giấy khai sinh của con (bản sao có chứng thực - nếu có);
 
- Các tài liệu, chứng cứ khác chứng minh tài sản chung như: GCNQSDĐQSHNƠ (sổ đỏ); đăng ký xe; sổ tiết kiệm… (bản sao);
 
Lưu ý:
 
- Một số Toà án yêu cầu trước khi nộp hồ sơ ly hôn phải qua thủ tục hoà giải tại cơ sở (UBND cấp xã/phường);
 
- Một số Toà án yêu cầu trước khi nộp hồ sơ ly hôn phải có xác nhận về nơi cư trú thực tế của bị đơn (Công an cấp xã/phường xác nhận);
 
- Hồ sơ có thể nộp trực tiếp tại Tòa án hoặc gửi qua đường Bưu điện.

 

Trường hợp này hy vọng với sự giúp đỡ của chúng tôi bạn sẽ có hướng giải quyết đúng đắn cho trường hợp của mình, cảm ơn bạn!

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo