Trần Diềm Quỳnh

Tư vấn về quyền nuôi con sau khi ly hôn và thay đổi họ tên cho con

Thứ nhất: Theo quy định của pháp luật căn cứ theo khoản 3 Điều 82 Luật Hôn Nhân và Gia Đình quy định: ”Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.”. Tại khoản 2 Điều 82 quy định: ”Cha, mẹ trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con”. Như vậy theo quy định của pháp luật thì chị có quyền và nghĩa vụ thăm nom con mà không bị ai cả

Xin chào Luật sư. Tôi được biết đến địa chi email này là do được người bạn giới thiệu. Hiện nay tôi có 1 vài thắc mắc xin được Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn. Vợ chồng tôi ly hôn đến nay được gần 6.5 năm. Khi đó con chung được 18 thág. Đáng ra tôi được quyền nuôi con. Tuy nhiên, vì khi là vợ chồng, chúng tôi có nhờ mẹ đẻ tôi đi vay lãi số tiền lớn để làm ăn. Giấy tờ vay tên mẹ tôi. Khi giao tiền cho vợ chồng tôi thì mẹ tôi k ghi giấy vAy nợ. Khi ly hôn chồng tôi lật lọng là không có nợ. Nếu có thì đưa giấy vay nợ ra. Vì sự lật lọng này mà tôi và gia đình tôi phải chịu số nợ này và tôi không có công việc nên đã nhường quyền nuôi con cho chồng.( gia đình tôi khó khăn, tôi và mẹ tôi phải làm cật lực để trả số nợ này) Tuy nhiên chồng tôi chỉ nuôi con được chưa đến 6 tháng thì đưa con về quê gửi ông bà nội nuôi. Tôi có về thăm con thường xuyên nhưng ông bà nội đều gây khó khăn. Thậm chỉ đuổi tôi ra khỏi nhà. Hiện giờ tôi đã có đủ điều kiện nuôi con và đang làm thủ tục ra toà xin chuyển lại quyền nuôi con cho tôi. Tôi xin hỏi: 1- trong trường hơp toà xử tôi k được nuôi con nhưng tôi vẫn bắt con về nuôi thì hình phạt cao nhất tôi phải chịu là như thế nào ? ( không cưỡng chế được vì tôi đưa con ra nước ngoài sinh sống). 2- tôi có thể thay đổi họ tên con không ? Tôi xin chân thành cảm ơn. Mong nhận được hồi âm nhanh nhất từ Luật sư

Trả lời: Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới Luật Minh Gia, với thắc mắc của bạn chúng tôi xin trả lời như sau:

Thứ nhất: Theo quy định của pháp luật căn cứ theo khoản 3 Điều 82 Luật Hôn Nhân và Gia Đình quy định: ”Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.”. Tại khoản 2 Điều 82 quy định: ”Cha, mẹ trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con”. Như vậy theo quy định của pháp luật thì chị có quyền và nghĩa vụ thăm nom con mà không bị ai cản trở.

Trong trường hợp chị muốn dành lại quyền nuôi con thì :

Điều 84. Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

1. Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.

2. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:

a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;

b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

3. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.

Như vậy, nếu chị chứng minh được rằng chồng chị người trực tiếp đang nuôi con sau ly hôn không bảo đảm quyền lợi về mọi mặt của con (như điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục, đời sống vật chất, tinh thần…) thì chị có thể yêu cầu tòa án quyết định thay đổi người trực tiếp nuôi con. Trong trường hợp con chị đã đủ 7 tuổi trở lên việc thay đổi người trực tiếp nuôi con còn cần phải xem xét đến nguyện vọng của cháu. Tòa án sẽ xem xét quyền lợi về mọi mặt của con chị, nếu chị không đảm bảo được các quyền lợi của con mà chồng chị lại đáp ứng được những điều kiện đó thì Tòa án sẽ ra quyết định chuyển quyền nuôi con cho chồng chị. Đồng thời, chị phải chứng minh các điều kiện của mình tốt hơn so với chồng cũ về mọi mặt. Các điều kiện cần chứng minh đó là:  Thu nhập hàng tháng (có đảm bảo để nuôi con hay không); Chỗ ở ổn định; Môi trường sống đảm bảo cho sự phát triển tốt nhất về hể chất và tinh thần cho con; Thời gian làm việc có đảm bảo để chăm sóc con hay không; Sự quan tâm, chăm sóc giành cho con.

Trong trường hợp chị không chứng minh được các điều kiện để nuôi con thì Tòa án sẽ trao quyền nuôi con cho chồng chị. Trong trường hơp toà xử chị không được nuôi con nhưng chị vẫn bắt con về nuôi thì theo quy định tại Điều 165 Luật thi hành án dân sự năm 2008 quy định:  “1. Người phải thi hành án cố ý không chấp hành bản án, quyết định; không tự nguyện thi hành các quyết định về thi hành án thì tùy theo tính chất và mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.”. Điều 304 Bộ luật hình sự năm 1999 quy định tội không chấp hành án như sau: “Người nào cố ý không chấp hành bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật mặc dù đã bị áp dụng biện pháp cưỡng chế cần thiết, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm”. Như vậy theo quy định của Bộ Luật Hình Sự năm 1999 thì khi chị không chấp hành quyết định của tòa án thì hình phạt cao nhất của chị là phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

Thứ hai: có thể thay đổi họ tên con không?

Theo quy định tại Điều 27 và Điều 28 BLDS 2015 có quy định  thì cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi. Thay đổi họ cho con theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ. Điều 7 Nghị định 123/2015 quy định về Điều kiện thay đổi, cải chính hộ tịch:

"1. Việc thay đổi họ, chữ đệm, tên cho người dưới 18 tuổi theo quy định tại Khoản 1 Điều 26 của Luật Hộ tịch phải có sự đồng ý của cha, mẹ người đó và được thể hiện rõ trong Tờ khai; đối với người từ đủ 9 tuổi trở lên thi còn phải có sự đồng ý của người đó."

Như vậy từ những quy định trên thì trường hợp yêu cầu thay đổi họ tên cho phải xuất phát từ quyền lợi hợp pháp của con và phải được sự thỏa thuận, đồng ý của cả cha và mẹ. Chị muốn thay đổi họ tên cho con chị thì chị phải thỏa thuận với chồng chị. Nếu chồng cũ chị không đồng ý với việc thay đổi họ cho con thì chị không thể thay đổi họ tên của con chị. Và nếu như con chị từ đủ 9 tuổi trở lên thi còn phải có sự đồng ý của con chị. Do đó, việc bạn thay đổi họ tên cho con nếu không có lý do chính đáng sẽ không có cơ sở pháp lý để cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Vì vậy chị không có quyền thay đổi họ tên cho con chị.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn hỏi và quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp, bạn vui lòng gọi đến luật sư tư vấn trực tuyến để được hỗ trợ kịp thời.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo