Nguyễn Thu Trang

Tư vấn về điều kiện giành quyền nuôi con sau khi ly hôn

Chào luật sư, tôi có một vài vấn đề về ly hôn, mong luatminhgia tư vấn giùm. 2 vợ chồng tôi cưới nhau vào năm 2013 và nay cũng đã có một bé trai 1 tuổi. vì cuộc sống 2 vợ chồng không tiếp tục được nữa thực sự thì vợ tôi muốn ly hôn (2 lần vợ tôi đã nói "nhắm sống với nhau được thì sống" ) và thực sự thì tôi cũng muốn ly hôn nhưng tôi biết nếu ly hôn thì việc nuôi dưỡng con sẽ ưu tiên về phía vợ tôi hơn nên tất cả những lần bất đồng thì tôi đều im lặng.

Không biết làm thế nào thì tôi mới có thể lấy được quyền nuôi con?

+ Vợ tôi là giáo viên mầm non dạy trường tư thục, nhưng về mặt kinh tế thì vợ tôi không có gì ngoài công việc, gia đình phía vợ từ bố mẹ vợ và 2 anh trai đã lập gia đình, 1 anh trai và 1 em trai, 1 em gái chưa lập gia đình nhưng tất cả điều không có nhà cửa đất đai hay tài sản nào có giá trị lớn và về vấn đề học vấn thì không ai có bằng cấp nào (ngoài vợ tôi)

+ Còn tôi có bằng kỹ sư điện - điện tử và làm kỹ thuật viên thu nhập của tôi cao hơn vợ tôi, tôi là con trai một và là trai trưởng. còn 3 e gái tôi (1 đã lập gia đình riêng, 1 đã tốt nghiệp trung cấp kế toán có công việc ổn định, 1 đang học đại học năm 3). về mặt kinh tế gia đình tôi có một mảnh vườn trồng tiêu 5,000m vuông.

+ Và vợ chồng tôi lúc cưới xong có mua một mảnh đất 75m vuông giá 160 triệu nhưng trong đó mẹ tôi cho mượn hơn 100 triệu ( =100 triệu) còn lại 60 triệu có thể nói là của chung, nhưng mảnh đất đó một mình tôi đứng ra mua bán và đứng tên (chỉ mua bán giấy tờ tay).

- Với trường hợp như vậy không biết nếu ly hôn tôi có thể lấy được quyền nuôi con không? (còn không thì tôi phải làm như thế nào mới có thể lấy được quyền nuôi con? )

Nội dung tư vấn: Cảm ơn anh đã gửi yêu cầu tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia. Đối với vấn đề của anh chúng tôi tư vấn như sau:

Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn như sau:

1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

Theo qui định của pháp luật thì theo nguyên tắc con dưới 36 tháng tuổi thì sẽ được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

Theo nguyên tắc của pháp luật thì con anh chỉ có 1 tuổi nên nếu anh chị ly hôn thì con sẽ được giao cho mẹ nuôi. Tuy nhiên nếu như anh chị có thỏa thuận được rằng anh sẽ là người nuôi con sau khi hai vợ chồng anh ly hôn thì anh sẽ có cơ hôi nuôi con. Trường hợp pháp luật quy định: “trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con” thì sẽ phải xét trên nhiều phương diện về thu nhập hàng tháng có đủ đảm bảo nuôi cháu, môi trường sống, chỗ ở ổn định…  Trường hợp anh có thể chứng minh được rằng mình hoàn toàn có đủ điều kiện về vật chật lẫn tinh thần đảm bảo cho con một môi trường sống đầy đủ thì đó là lợi thế của anh khi giành quyền nuôi con.

Anh có thể tham khảo thêm tại đây:

>> Điều kiện để được trực tiếp nuôi con khi ly hôn?

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Tư vấn nhanh