Vũ Thanh Thủy

Tư vấn trường hợp tranh quyền nuôi con

Em có một vấn đề về tranh chấp quyền nuôi con xin được anh chị từ vấn. Em và chồng cũ (hiện sống ở HB ) có một bé trai năm nay 7 tuổi, 2 vợ chồng có nhiều mâu thuẫn trong cuộc sống nên khi hạ sinh bé song em đã đưa con về quê ngoại. Đến năm 2010 chồng em lấy lí do "e bế con bỏ nhà ra đi,anh đã nhờ người và đăng tin tìm kiếm nhưng không thấy "và làm li hôn đơn phương. (trên thực tế em không nhận được thông báo gì).

Hiện tại em đã lấy chồng đài loan,và chồng  hiện tại đã làm thủ tục nhận con nuôi (vì e chưa có chứng minh thư đài loan nên không thể đưa con sang). Lúc đầu chồng cũ đã đồng ý, nhưng đến bước cuối cùng lại gửi đơn về sở tư pháp là không đồng ý. Và muốn giành lại quyền nuôi con từ em, trong khi đó khi li hôn trong giấy có ghi chồng cũ của em sẽ trợ cấp hàng tháng cho con (thực tế là không có). Hiện tại con em đang sống đầy đủ với ông bà ngoại (em đang sống tại đài loan). E xin hỏi trong trường hợp của em, em phải làm thế nào để có thể giành quyền nuôi con??        Em xin chân thành cảm ơn!

 

Trả lời tư vấnCảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Trường hợp này, bạn và chồng bạn đã giải quyết xong thủ tục ly hôn theo quy định của pháp luật. Và trong giấy giải quyết yêu cầu ly hôn có ghi rõ là chồng bạn sẽ cấp dưỡng cho con hàng tháng, tức là chồng bạn đã đồng ý nhường quyền nuôi con cho bạn. Trong thời gian đó, chồng bạn đã không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con bạn thì chồng bạn sẽ phải thanh toán toàn bộ số tiền mà đã không cấp dưỡng cho con bạn trong thời gian trước.

Theo quy định tại Điều 84 Luật hôn nhân và gia đình 2014 về việc Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn:

1. Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.

2.  Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:
 
a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;
 
b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
 
3. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.
 
4. Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự.
 
5. Trong trường hợp có căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này thì trên cơ sở lợi ích của con, cá nhân, cơ quan, tổ chức sau có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con:
 
a) Người thân thích;
 
b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
 
c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
 
d) Hội liên hiệp phụ nữ.

 

Theo đó, bạn đang không trực tiếp nuôi con thì chồng cũ của bạn có thể đề nghị thay đổi quyền nuôi con. Nếu bạn muốn giành lại quyền nuôi con thì bạn có thể về Việt Nam trực tiếp nuôi con hoặc thay đổi quốc tịch của con bạn để sang Đài Loan sinh sống.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo