Luật sư Trần Khánh Thương

Tư vấn ly hôn, phân chia tài sản, quyền nuôi con từ đủ 07 tuổi trở lên

Câu hỏi đề nghị tư vấn: Vợ chồng tôi có đơn li hôn và đã đạt thỏa thuận tất cả về tài sản, nợ, người trực tiếp nuôi con và chu cấp nuôi con. Tòa cũng đã hòa giải xong. Nhưng toà yêu cầu vợ chồng tôi đưa con lên để xem xét nguyện vọng cháu ở với ai (vì con tôi nay đã 12 tuổi) như vậy đúng hay sai theo luật Hôn nhân và gia đình năm 2014? Tôi xin cảm ơn!

Trả lời tư vấn:

Chào anh/chị! Cảm ơn anh/chị đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn một số trường hợp tương tự thông qua bài viết cụ thể sau đây:

Quyền nuôi con sau khi ly hôn.

Như vậy, theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2014, con từ đủ 07 tuổi trở lên cần xem xét nguyện vọng của con. Tòa án yêu cầu bạn như trên là hoàn toàn đúng với quy định của pháp luật.

=====================

Nguyên tắc chia tài sản chung khi ly hôn

Câu hỏi đề nghị tư vấn: 

Lời đầu tiên tôi thành thật mong được tư vấn của quí chuyên gia! Tôi cãm ơi nhiều! Hiện tôi đã nhận thông báo của toà về việc: Nộp (gửi) cho toà văn bản ghi ý kiến của mình đối với yêu cầu của người khởi kiện và các tài liệu chứng cứ kèm theo (nếu có). Trong nội dung khởi kiện tôi xin được tư vấn về nội dung khởi kiện của vợ tôi như sau: - Tài sản được chia đôi là ngôi nhà vợ tôi yêu cầu chia đôi nhưng nguyên trước đây khi hai vợ chồng làm nhà thì hai Người anh trai của tôi có cho giá trị 1/3 ngôi nhà. Vậy giá trị này tôi được hưỡng như thế nào ly ly hôn xin luật sư tư vấn cho! Chân thành cãm ơn!

Trả lời tư vấn:

Chào anh/chị! Cảm ơn anh/chị đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn một số trường hợp tương tự qua bài viết cụ thể sau đây:

Nguyên tắc chia tài sản chung khi ly hôn

Nếu người anh trai tặng cho riêng anh số tiền đó thì anh có thể lấy căn cứ phần công sức đóng góp vào việc hình thành ngôi nhà lớn hơn so với người vợ để yêu cầu được chia phần lớn hơn.

Anh/chị tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình!

============

Đơn phương ly hôn và quyền nuôi con

Câu hỏi đề nghị tư vấn:

Thân gửi anh ( chị ) công ty luật Minh Gia!Tôi cần sự tư vấn về quền nuôi con cho trường hợp của tôi như sau.Vợ chồng tôi đăng ký và kết hôn được 4 năm, hiện có 1 con nhỏ 3 tuổi. Cuộc sống hai vợ chồng sau khi sinh con có nhiều xáo trộn, nguyên nhân do nhiều cái, từ tâm sinh lý của vợ tôi sau sinh, đến những mâu thuẫn nhỏ sinh hoạt hàng ngày trong gia đình. Nói chung cả 2 vợ chồng không ai làm điều gì có lỗi cho nhau. Bản thân tôi là 1 người chồng không tệ nạn, không vũ phu, tuy không làm ra nhiều tiền nhưng làm ăn chân chính...Tóm lại nếu theo như giả thiết coi tôi là 1 người chồng hoàn thiện mà vợ tôi "đơn phương" chán chồng muốn chia tay thì khi chia tay tôi có quyền được nuôi con không. Tôi được biết luật pháp có quy định về điều kiện nuôi con, nhưng tôi đang thấy chưa được công minh cũng như không phục khi mà người chồng sống yêu thương gia đình, không làm gì có lỗi mà vợ đơn phương chán muốn chia tay để rồi người chồng như tôi phải xa con. Tất nhiên như bình thường nếu chia tay cả 2 vẫn có nghĩa vụ phải chăm lo cho con, nhưng cái tôi muốn nói ở đây đó là được quyền trực tiếp nuôi con. Không so sánh là ai có khả năng nuôi con được tốt hơn, nhưng tôi chứng minh đủ khả năng nuôi được con.  Mong anh chị giải đáp cho tôi vấn đề khúc mắc này nhé.Tôi xin chân thành cảm ơn!

Trả lời tư vấn:

Chào anh! Cảm ơn anh đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, đối với yêu cầu hỗ trợ của anh chúng tôi tư vấn như sau:

Thứ nhất, về việc đơn phương ly hôn, chúng tôi đã tư vấn qua bài viết "Đơn phương ly hôn theo quy định pháp luật". Theo đó, không phải trường hợp nào Tòa cũng giải quyết cho đơn phương ly hôn mà bên muốn đơn phương ly hôn cần chứng minh được tình trạng hôn nhân đã đến mức trầm trọng, mục đích của hôn nhân không đạt được để yêu cầu ly hôn. Để chứng minh được tính chất trầm trọng của hôn nhân, bên có yêu cầu giải quyết ly hôn cần phải chứng minh được một trong hai bên đã vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ của người vợ/chồng trong thời kỳ hôn nhân.

Thứ hai, về quyền nuôi con, chúng tôi đã tư vấn qua bài viết "Giành quyền nuôi con khi ly hôn". Theo đó, trường hợp cả hai cha mẹ đều có đủ khả năng và cả hai đều muốn nuôi con, để đảm bảo quyền lợi cho con khi cha mẹ ly hôn, Tòa sẽ giao cháu cho người chứng minh được mình có điều kiện tốt hơn để nuôi con.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo