Lò Thị Loan

Sĩ quan quân đội có hành vi bạo lực gia đình thì có bị đuổi ra khỏi ngành không?

Bạo lực gia đình là một dạng của bạo lực xã hội, là “Hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình”. Vậy trường hợp sĩ quan quân đội có hành vi bạo lực gia đình thì có bị đuổi ra khỏi ngành không? Đây là thắc mắc của rất nhiều người đã liên hệ với Luật Minh Gia để được hướng dẫn. Nếu bạn cũng có thắc mắc tương tự thì hãy liên hệ với chúng tôi.

1) Luật sư tư vấn quy định pháp luật về bạo lực gia đình.

Khi bạn có thắc mắc và liên hệ với Luật Minh Gia, Luật sư chúng tôi sẽ hướng dẫn, tư vấn để bạn nắm được các quy định về bạo lực gia đình như:

+ Nắm được các quy định của pháp luật về bị bạo lực gia đình;

+ Nắm được quy định về xử lý các trường hợp bạo lực gia đình;

+ Biết được trường hợp nào làm trong cơ quan nhà nước sẽ bị xử lý kỷ luật khi có hành vi bạo lực gia đình;

Để liên hệ với chúng tôi và yêu cầu tư vấn, bạn vui lòng gửi câu hỏi hoặc Gọi: 1900.6169 , bên cạnh đó bạn có thể tham khảo thêm thông qua tình huống chúng tôi tư vấn sau đây: 

2) Quy định pháp luật về bạo lực gia đình.

Nội dung tư vấn: Kính gửi văn phòng luật sư:*Vì lần đầu gửi gmail về vấn đề hôn nhân gia đình nên có vấn đề gì không phải em mong cô,  chú ,  anh, chị thông cảm giúp em. Em cần luật sư tư vấn giúp em trường hợp của anh trai em:*Anh trai em là sĩ  quan.  Vợ anh làm tư pháp của xã.( trước ko có việc bố mẹ em đưa  chị về và xin cho chị ý,  vị trí bây giờ cũng  là do sự phấn đấu của chị dâu nữa). Hai anh chị có 1 bé gái 12 tuổi và 1 bé trai 6 tuổi. * Anh trai em thỉnh thoảng mới về. Công tác cách nhà khoảng 50km. Vợ anh thì làm ở gần nhà. Các cháu  hầu như có sự chăm sóc của ông bà từ nhỏ. * Anh em thì có tính khùng. Chị dâu thì có tính ăn nói mất nết. Hai anh chị cứ hễ xảy ra mâu thuẫn vì cách chửi bới của chị anh ko bao giờ nhịn  được nên hay đánh chị ý. Gia đình cũng đã cố gắng răn đe anh chị nhưng được một thời gian vẫn thế.* Cách đây hơn 2 năm anh có đánh chị. Chị kêu đau đi viện.  Em trực tiếp là người về chăm nom cho chị. Vì anh em ko thể về do bận có lính mới vào.  Dù bệnh tình ko nghiêm trọng và được 2-3 ngày bác sĩ cho chị ra viện nhưng chị nhất quyết ko ra. Và bảo bác sĩ tôi đau trong người bác sĩ ko biết.  Cho tôi về có vấn đề gì bác sĩ chịu trách nhiệm nhé. Chị bắt thủ tục này kia chụp chiếu hết. Nên họ ko dám cho về và  cứ nằm đó. Trong thời gian nằm viện chị cứ kêu đau, huyết áp giảm.  Bác sĩ lại khám thì bảo huyết áp c bình thường.  C đau ngoài da thì cố gắng bôi thuốc vào. * Sau đó chị tìm gặp bác sĩ trình bày hoàn cảnh và xin bác sĩ trưởng khoa cho cái bệnh án có thương tật để  kiện anh. Nhưng bác sĩ  trưởng khoa ko cho và bảo không được phép làm như vậy. Bác sĩ trưởng khoa có gọi em vào cùng các anh chị y tá và nói chuyện rõ là chị dâu em muốn xin bệnh án thế nhưng ko cho và khuyên em là giỗ chị về ra viện cùng gia đình giải quyết ổn thỏa.  Bảo anh trong lúc này nhẹ nhàng với chị chứ việc vỡ ra cũng ko hay. Và khi ra viện chị cứ doạ bệnh án có thương tật nên bác sĩ trưởng khoa có hỗ trợ em in được thêm 1 bản bệnh án mà giờ bố mẹ em vẫn giữ. *Cách đây hai tuần mẹ và các cháu em ra em chơi. Ở nhà anh trai về phép cùng bố làm cổng. Anh chị lại xảy ra mâu thuẫn cũng chỉ vì bên thì ăn nói mất dạy quá bên thì tính khùng không nhịn được. Mặc dù bố em can ngăn. Anh lại đánh, tát chị. Bây giờ chị gọi lên chỉ huy đơn vị anh và chỉ huy gọi anh em lên khiển trách. Và đang có kế hoạch về gia đình tìm hiểu. Chị nói viết đơn kiện anh bạo  lực gia đình này kia và làm mọi cách cho anh ra quân. Không được làm trong ngành quân đội nữa (mà công việc và vị trí của anh em do 1phần coi như là nền tảng là công sức của bố em gây dựng. Vì vậy em rất thương bố em). *Luật sư tư vấn giúp em trường hợp của anh trai em như vậy sẽ bị xử phạt như thế nào. Nếu ly hôn có được quyền nuôi con không? Mong giúp đỡ tư vấn giúp em.  Em cảm ơn luật sư rất nhiều!

Trả lời: Cảm ơn bạn đã gủi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, vấn đề của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Căn cứ vào thông tin bạn cung cấp, anh trai bạn là sĩ quan, thường có hành vi đánh, tát vợ đã nhiều năm mặc dù đã được gia đình và người thân can ngăn, khuyên nhủ hoặc răn đe. Đối với hành vi đánh đập, tát,…gây thương tích cho thành viên gia đình thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 49 Nghị định 167/2013/NĐ-CP như sau:

“1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi đánh đập gây thương tích cho thành viên gia đình.

2. Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Sử dụng các công cụ, phương tiện hoặc các vật dụng khác gây thương tích cho thành viên gia đình;

b) Không kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu điều trị trong trường hợp nạn nhân cần được cấp cứu kịp thời hoặc không chăm sóc nạn nhân trong thời gian nạn nhân điều trị chấn thương do hành vi bạo lực gia đình, trừ trường hợp nạn nhân từ chối.

…”.

Theo đó, người có hành vi xâm hại sức khỏe của thành viên trong gia đình (đánh đập, tát) có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng, trường hợp anh trai bạn có dùng công cụ, phương tiện hoặc vật dụng khác gây thương tích cho vợ thì có thể bị phạt từ 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng.

Với tư cách là Đảng viên, thì hành vi của anh trai bạn có thể bị khiển trách hoặc nặng thì có thể bị khai trừ khỏi Đảng theo Quy định 102-QĐ/TW 2017 về xử lý kỷ luật Đảng viên khi có hành vi bạo lực gia đình như sau:

“1- Đảng viên vi phạm một trong các trường hợp sau gây hậu quả ít nghiêm trọng thì kỷ luật bằng hình thức khiển trách:

a) Sử dụng, truyền bá thông tin, hình ảnh, âm thanh kích động bạo lực gia đình.

3- Trường hợp vi phạm quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc vi phạm một trong các trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức khai trừ:

a) Trả thù, trù dập người phát hiện, báo tin, ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình.

b) Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc có hành vi khác xâm hại đến sức khỏe, tính mạng; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý đối với thành viên trong gia đình hoặc người có công nuôi dưỡng mình.

Đồng thời, căn cứ vào nội quy, quy chế của đơn vị, anh trai bạn có thể bị xử lý kỷ luật hoặc hạ cấp bậc. Việc xử lý anh trai bạn nằm trong các văn bản lưu hành nội bộ nên chúng tôi không thể tư vấn cụ thể cho bạn được.

- Về quyền nuôi con sau khi ly hôn: Căn cứ theo quy định tại Điều 81 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn như sau:

“1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con”.

Hiện nay anh trai bạn và chị dâu có 2 con, con gái 12 tuổi và con trai là 06 tuổi. Do đó, đối với con từ đủ 07 tuổi trở lên thì việc ở với cha hay mẹ thì Tòa án sẽ quyết định sau khi đã xem xét nguyện vọng của con; còn đối với bé trai 06 tuổi thì do hai vợ chồng anh, chị của bạn tự thỏa thuận, trường hợp nếu không thỏa thuận được thì Tòa án sẽ quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi sau khi căn cứ và quyền lợi về mọi mặt của con như: Điều kiện về chỗ ở, khả năng về tài chính, thời gian trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con,… Vì vậy, để dành được quyền nuôi bé 06 tuổi thì cha, mẹ phải chứng minh được những điều kiện như trên vượt trội hơn so với bên còn lại. Cụ thể trong trường hợp của anh trai bạn, anh trai bạn là sĩ quan quân đội, thường xuyên phải công tác xa nhà, do đó có thể sẽ không đảm bảo được việc trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con cái, đây là điểm bất lợi cho anh trai bạn trong việc giành quyền nuôi con.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo