Luật sư Phùng Gái

Quyền nuôi con sau ly hôn đối với con sinh ra dưới 36 tháng tuổi?

Câu hỏi tư vấn: Vợ chồng tôi lấy nhau được hơn năm thì sinh cháu được hơn một tháng tuổi. Do vợ tôi và mẹ tôi có xích mích vợ tôi đã xúc phạm và chửi rủa gia đình tôi và bố mẹ tôi gọi ông bà ngoại của cháu bé lên và cho ông bà ngoại cháu bé biết được những hành xử của con gái ông bà ngoại cháu bé vậy.

Ông ngoại cháu có xin phép cho đón con gái và cháu ngoại về một thời gian và ông ngoại cháu có đảm bảo cháu bé về nhà ông ngoại an toàn và xảy ra việc gì với cháu bé ông chịu hoàn toàn trách nhiệm, bố mẹ tôi đồng ý và cháu về dưới đó tôi có qua thăm con mình thường xuyên, tôi vẫn giữ đạo làm con vẫn tôn trọng lễ phép lịch sự nhưng ông bà ngoại cháu khi tôi xuống tôi chào hỏi thì đã chửi tôi và mười ngày sau tôi vào xin đón mẹ con cháu về nhà tôi chơi ông bà ngoại nói là tao biết đâu ý. Như vậy tôi về thì đến tối vợ tôi gọi điện bảo ông bà bảo muốn đón cháu ra chơi thì cái đó ở 2 vợ chồng và vợ tôi đồng ý cho con tôi ra chơi ở với tôi nhưng không cho gặp bố mẹ đẻ tôi. Hôm sau tôi vào đón cháu thì vợ tôi có bế con tôi ra cho tôi xong bỏ con cho tôi và ra về mọi người hàng xóm giữ khuyên bảo vợ tôi nhưng vợ tôi cũng không nghe vẫn bỏ con ở lại cho tôi và bỏ về .Vì con tôi không đc ăn sữa mẹ từ khi chào đời con tôi phải ăn sữa ngoài, đến tối vợ tôi nhắn tin cho tôi là ông bà ngoại bảo trả con cho tôi để tôi nuôi nếu đón con về ông bà ngoại không cho hai mẹ con về ngoại nữa tôi. Biết vậy lên tôi chăm con một mình và đến 4 hôm sau vợ tôi về đòi đón con tôi và đã xúc phạm rủa rói bố mẹ tôi và dọa tôi báo công an là tôi không trả con lại cho vợ tôi, hôm sau vợ tôi đã xuống báo xã và xã đã có ông làm về hộ tịch hộ khẩu và bà trưởng hội phụ nữ xã cộng với ông trưởng thôn và bà trưởng hội phụ nữ thôn về nhà tôi làm việc, đã khuyên giải tôi để cho con về với mẹ trong khi con tôi đang sốt và tôi vẫn đang mời bác sĩ về theo dõi cho con tôi. Tôi vạch ra những điều mà tôi dữ con ở lại với tôi là mẹ nó đã bỏ nó mấy ngày và nếu về đó ông bà ngoại không cho về nhưng ông trưởng thôn cũng đã quyết định cho con về với mẹ nó, ngăn cản tôi giữ con tôi trong khi giấy khai sinh hộ khẩu cháu bé vẫn do tôi dữ thì ông trưởng thôn nói nếu còn ngăn cản công an xã sẽ phạt tôi về việc ngăn cản con về với mẹ lên bắt buộc tôi phải đồng ý cho con tôi về ở với mẹ. Trước khi tôi đón con tôi tôi đã nói với vợ tôi là về ở hai vợ chồng nuôi con, nếu vợ tôi đi làm thì tôi ở nhà nuôi con cộng với tôi đang làm hàng ăn khi nào được nghỉ thì về thăm con không thì tôi sẽ đưa con ra thăm mẹ vợ tôi đã đồng ý như vậy nhưng không tự ra ở với con với tôi và bỏ con cho tôi nuôi mấy ngaỳ xong lên đón con tôi tôi không đồng ý.

Sự việc như vậy tôi xin nhờ tổng đài cho tôi hỏi như vậy tôi có vi phạm quyền ngăn cản không và trong việc này tôi làm vậy có sai không xin tổng đài giải thich giúp tôi và cho tôi hướng giải quyết để tôi được đón con tôi về. (Trong thời gian này vợ chồng tôi đang đợi tòa thụ lý hồ sơ)

 

Trả lời tư vấn: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn tới công ty Luật Minh Gia, với trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

 

Do trường hợp của bạn chưa giải quyết vấn đề ly hôn nên để chứng minh việc một trong hai bên cản trở việc chăm sóc là rất khó vì luật không có quy định rõ về trường hợp này. Tuy nhiên, với thông tin bạn đưa ra lý do bạn đang nuôi con là thời điểm bạn xuống thăm con( khi con vẫn ở cùng mẹ) nhưng do vợ bạn tự nguyện, từ chối và trả con lại cho bạn về nuôi. Thời điểm, mấy ngày sau khi bỏ con mới xuống cùng chính quyền xã, hội phụ nữ yêu cầu đưa con về nhà ngoại và bạn không đồng ý thì không thể coi đây là hành vi cản trở hay vi phạm pháp luật được vì bạn có lý do chính đáng do con đang ốm điều trị có bác sĩ theo dõi ở nhà không thể mang đi mang lại được. Đồng thời, bạn vẫn để cho họ tới chăm sóc con bình thường không hề can ngăn hay cấm đoán gì.

 

Đối với việc bạn muốn đón con về chăm sóc thì hai vợ chồng bạn có thể tự thỏa thuận với nhau về việc ai trực tiếp nuôi con tới khi giải quyết xong thủ tục ly hôn. Trường hợp, do con bạn mới được một vài tháng nên về nguyên tắc khi ly hôn Tòa án sẽ ưu tiên dành quyền nuôi con cho vợ bạn theo quy định Luật hôn nhân và gia đình.Cụ thể:

 

Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn

 

1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

 

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

 

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

 

Theo đó, trong quá trình thực hiện thủ tục giải quyết ly hôn nếu bạn muốn dành quyền nuôi con thì sẽ đưa ra căn cứ chứng minh việc vợ bạn không có đủ khả năng để trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng con. Trên cơ sở đó, Tòa án sẽ xem xét giao quyền nuôi con về cho bạn.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo