Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Ngăn cản chăm sóc con của cha mẹ khi ly hôn có vi phạm?

Về cơ bản, cha mẹ luôn có quyền và nghĩa vụ nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục con cái. Nhưng, trên thực tế vẫn có những trường hợp ông, bà tham gia quá sâu vào việc nuôi dạy con cái của vợ chồng. Hoăc, một số trường hợp khi ly hôn, ông bà còn có những hành vi ngăn cản cha hoặc mẹ chăm sóc, thăm nom con cái.

1. Ngăn cản cha mẹ chăm sóc con sau ly hôn có vi phạm pháp luật không?

Câu hỏi yêu cầu luật sư tư vấn: Vợ chồng tôi lấy nhâu đựoc 5 năm và có 2 con chung. Do sống với bố mẹ chồng nên cuộc sống gia đình khá căng thẳng khi tôi và chồng tôi có những bất đồng về quan điểm sông dẫn đến việc chúng tôi phải ly thân. Giờ tôi đang sống trên nhà mẹ đẻ của tôi với đứa con gái 20 tháng tuổi, còn con trai đầu của vợ chồng tôi 4 tuổi thì ở với ông bà nội của cháu. Chồng tôi đã đi nước ngoài, nhiều lần tôi muốn đón cháu lớn về chơi hoặc đưa cháu đi mua sắm chút đồ nhưng đều bị ông bà nội của cháu ngăn cấm không cho đón. Vậy tôi xin luật sư tư vấn giúp tôi nếu tình trạng này kéo dài tôi phải nhờ chính quyền can thiệp để tôi được qua lại thăm cháu và đón có đựoc không? Vấn đề thứ 2 tôi muốn xin luật sư tư vấn đó là tôi muốn làm đơn ly hôn với chồng tôi nhưng giấy đăng ký kết hôn chồng tôi giữ, vậy hồ sơ để tôi muốn xin ly hôn tôi cần có những gì?

Trả lời: Chào bạn, Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, đối với trường hợp trên chúng tôi tư vấn như sau:

Về Hồ sơ ly hôn

Khi mối quan hệ vợ chồng đã xảy ra những mâu thuẫn trầm trọng, khiến đời sống chung không thể kéo dài thì các bạn cần 1 quyết định của Tòa án để chấm dứt tính pháp lý cho mối quan hệ đó. Hồ sơ bạn cần phải chuẩn bị như sau:

+   Đơn xin ly hôn;

+   Bản chính giấy đăng ký kết hôn;

+   Bản sao hộ khẩu;

+   Bản sao chứng minh nhân dân của vợ và chồng ;

+   Các giấy tờ chứng minh về tài sản ;

*   Đối với giấy tờ, tài liệu là bản sao thì cần phải công chứng, chứng thực tại cơ quan có thẩm quyền.

Trong trường hợp chồng bạn giữ giấy đăng kí kết hôn và không chịu hợp tác và tạo điều kiện thì bạn có thể về nơi UBND Xã (Phường) nơi đã thực hiện việc đăng ký kết hôn cho hai vợ chồng bạn để xin trích lục 1 bản sao và có sự xác nhận của UBND Xã (Phường) là dùng bản sao này để phục vụ mục đích ly hôn.

Tòa án nhân dân Tỉnh sẽ là nơi có thẩm quyền để giải quyết việc ly hôn của bạn vì chồng bạn hiện nay đang sống tại nước ngoài. Bạn cần phải cung cấp địa chỉ của chồng bạn bên nước sở tại để Tòa án có thể liên lạc và giải quyết.

Về quyền trực tiếp nuôi con khi ly hôn:

 Quy định tại Điều 81 Luật Hôn nhân gia đình năm 2014 quy định về Việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con sau khi ly hôn

"...Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn

1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con."

 Ngoài ra bạn tham khảo thêm quy định về vấn đề cấp dưỡng như sau:

Người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con. Đây là nghĩa vụ của cha, mẹ; do đó, không phân biệt người trực tiếp nuôi con có khả năng kinh tế hay không, người không trực tiếp nuôi con vẫn phải có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con.

Trong trường hợp người trực tiếp nuôi con không yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cấp dưỡng vì lý do nào đó thì Toà án cần giải thích cho họ hiểu rằng việc yêu cầu cấp dưỡng nuôi con là quyền lợi của con để họ biết nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con. Nếu xét thấy việc họ không yêu cầu cấp dưỡng là tự nguyện, họ có đầy đủ khả năng, điều kiện nuôi dưỡng con thì Toà án không buộc bên kia phải cấp dưỡng nuôi con.

- Tiền cấp dưỡng nuôi con bao gồm những chi phí tối thiểu cho việc nuôi dưỡng và học hành của con và do các bên thoả thuận. Trong trường hợp các bên không thoả thuận được thì tuỳ vào từng trường hợp cụ thể, vào khả năng của mỗi bên mà quyết định mức cấp dưỡng nuôi con cho hợp lý.

- Về phương thức cấp dưỡng do các bên thoả thuận định kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm hoặc một lần. Trong trường hợp các bên không thoả thuận được thì Toà án quyết định phương thức cấp dưỡng định kỳ hàng tháng.

- Trong trường hợp vợ, chồng không thoả thuận được về người trực tiếp nuôi con thì Toà án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi con căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con, đặc biệt là các điều kiện cho sự phát triển về thể chất, bảo đảm việc học hành và các điều kiện cho sự phát triển tốt về tinh thần. Nếu con từ đủ chín tuổi trở lên, thì trước khi quyết định, Toà án phải hỏi ý kiến của người con đó về nguyện vọng được sống trực tiếp với ai.

Như vậy trong trường hợp của bạn, nếu chồng bạn đã ra nước ngoài làm việc và sinh sống, nếu bạn có nguyện vọng nuôi cả hai cháu thì tòa sẽ giao cả hai cháu cho bạn để đảm bảo cho các cháu về mọi mặt và nhất là việc được mẹ quan tâm chăm sóc.

Trong trường hợp nếu bạn tự nguyện giao quyền nuôi con cho ông bà nội cháu thì bạ cũng vẫn có quyền được thăm nom, chăm sóc cháu mà không ai có quyền ngăn cản. Khi bạn có quyết định của Tòa án về quyền nuôi con thì bạn có thể nhờ đến sự can thiệp của chính quyền cơ sở nơi cháu bé đang ở để cơ quan có thẩm quyền sẽ giúp bạn thực hiện quyết định của Tòa án.

Trong trường hợp nếu bạn nhận nuôi cả 2 cháu thì người cha phải có trách nhiệm cấp dưỡng cho con. Vấn đề cấp dưỡng nếu như hai vợ chồng bạn có thể thỏa thuận được với nhau thì hai vợ chồng bạn cùng thống nhất mức cấp dưỡng, nếu hai bạn không thể thỏa thuận được thì hai bạn nhờ tòa án giải quyết.

2. Mẹ vợ ngăn cản quyền trông nom, chăm sóc con khi chưa ly hôn giải quyết thế nào?

Câu hỏi: Xin chào văn phòng luật sư tôi xin có vấn đề mong văn phòng luật sư giúp tôi về việc bị ngăn không cho trông nom chăm sóc con như sau: Tôi lấy vợ được 1 chau gái 7 tháng tuổi và vợ chồng tôi truc trặc chuẩn bị ra toà.trong lần vừa rồi về thăm con tại nhà vợ tôi có nói ý định muốn đưa cháu bé về thăm ông bà nội. 

Mẹ vợ tôi có nói với tôi rằng muốn thì về đây thăm con chứ không cho con tôi về thăm pong bà nôi. Tôi xin nói rõ khi bợ tôi mang bầu 5 tháng và khi ra đời đến 3 tháng tuồi đều do bố mẹ tôi là ông bà nội chăm sóc.sau 3 tháng vợ và con tôi mới về nhà ngoại. Nay tôi xin hỏi tôi muốn kiện mẹ vợ tôi vì đã cản trở tôi làm bổn phận người bố được không.Tôi xin chân thành càm ơn văn phòng luật sư mong luật sư hãy cho tôi biết

Trả lời tư vấn: Chào bạn, đối với yêu cầu hỗ trợ của bạn chúng tôi xin trả lời như sau: 

Theo thông tin anh cung cấp thì vợ chồng anh đang chuẩn bị ra toà để giải quyết ly hôn, vậy hiện tại, anh chị vẫn đang trong thời kỳ hôn nhân, vẫn còn quan hệ vợ chồng.

Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 69 Luật hôn nhân gia đình năm 2014 thì quyền và nghĩa vụ của cha mẹ gồm:

"Trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình."

Theo đó,  việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc con cái vừa là quyền đồng thời là nghĩa vụ của cha mẹ, không ai có quyền ngăn cấm, cảm trở. Hiện tại, do bất hoà trong quan hệ hôn nhân giữa anh chị mà mẹ vợ anh không cho anh mang con về. Về mặt pháp luật, hành động này của mẹ vợ anh là không đúng. Tuy nhiên, trên cương vị là người chồng, người cha, anh nên thông cảm và cố gắng giải quyết vấn đề trên phương diện tình cảm. Việc khởi kiện mẹ vợ ra toà án trong lúc nóng giận như vậy quả thực vừa không mang lại kết quả như anh mong muốn mà còn gây rạn nứt tình cảm, khó có thể cứu vãn ngay cả khi anh chị quyết định chấm dứt quan hệ hôn nhân. Hi vọng anh luôn bình tĩnh để cư xử một cách hợp tình, hợp lý nhất!

Trân trọng!

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo