Lò Thị Loan

Giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài?

Xin chào công ty luật Minh Gia, cho mình hỏi quy định giải quyết thủ tục ly hôn có yếu tố nước ngoài như sau. Hiện tại mình và vợ đang sống và làm việc tại NN , Mình đăng ký kết hôn ở việt nam hiện tại có 1 bé 1,5 tuoi , từ bé cháu ở với ông bà nội giờ mình muốn ly hôn mà mình để quyền nuôi con cho vợ nếu sau này khi cháu đến tuổi đi học mình muốn đón cháu sang NN để học tập thì khi đó mình có được quyền đón cháu sang để học tập ở nước ngoài được hay không?

 

Nếu không được sự đồng ý của mẹ cháu hay gia đình bên mẹ cháu thì có được phép đưa cháu đi hay không ? Và thủ tục các bước mình phải làm như thế nào ? 1 Điểm nữa mình muốn ly hôn nhưng khog có điều kiện với thời gian để về vnam thì mình có dc phép ly hôn ở nơi mình cư chú ở nhật hay nộp đơn ở đại sứ quán việt nam được không ? và thủ tục cần những gì ? Xin lỗi đã làm phiền Xin được sự tư vấn của Quý công ty.

 

Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

 

Thứ nhất về thủ tục giải quyết ly hôn. Theo khoản 25, Điều 3, Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định như sau:

 

“Quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài là quan hệ hôn nhân và gia đình mà ít nhất một bên tham gia là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài; quan hệ hôn nhân và gia đình giữa các bên tham gia là công dân Việt Nam nhưng căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài.”

 

Vợ chồng bạn là công dân Việt Nam sinh sống ở nước ngoài nhưng kết hôn theo pháp luật Việt Nam nên khi ly hôn cũng phải theo pháp luật Việt Nam. Do đó, thẩm quyền giải quyết ly hôn giữa vợ chồng bạn là tòa án của Việt Nam. Vợ chồng bạn không thể ly hôn tại Nhật Bản mà phải về Việt Nam để thực hiện thủ tục ly hôn.

 

Thứ hai, về quyền nuôi con. Khi ly hôn, bạn để quyền nuôi con cho vợ, như vậy sau này nếu bạn muốn đưa con sang Nhật thì phải có sự đồng ý của người vợ.

 

Nếu người vợ không đồng ý cho cháu sang Nhật mà bạn vẫn muốn đưa cháu sang thì bạn có thể làm đơn yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con. Tuy nhiên, muốn thay đổi người trực tiếp nuôi con thì phải có một trong các căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 84 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 như sau:

 

“a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;

 

b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.”

 

Thủ tục đề nghị thay đổi người trực tiếp nuôi con. Hồ sơ gồm:

 

- Đơn khởi kiện (theo mẫu).

 

- Bản án ly hôn.

 

- Sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân (bản sao chứng thực).

 

- Giấy khai sinh của con (bản sao chứng thực).

 

- Các tài liệu chứng minh cho yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con là có căn cứ và hợp lý.

 

Sau đó, bạn nộp hồ sơ trên tại Tòa án nhân dân quận/ huyện nơi bị đơn (là vợ anh) đang cư trú, làm việc.

 

Sau khi nhận đơn khởi kiện cùng hồ sơ hợp lệ, Tòa án sẽ ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí cho anh. Sau khi nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm tại Chi cục thi hành án quận/ huyện và nộp lại biên lai tiền tạm ứng án phí cho Tòa án thì Tòa án sẽ thụ lí vụ án, tiến hành giải quyết vụ án theo thủ tục chung và ra bản án hoặc quyết định giải quyết vụ án.

 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn hỏi và quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp, bạn vui lòng gọi đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi để được hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng.
Luật gia / CV tư vấn: Hương Giang - Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo