Hoàng Thị Kim Lý

Cưỡng chế thi hành đối với việc chồng giành quyền nuôi con sau ly hôn

Khi ly hôn tôi được quyền trực tiếp nuôi con theo quyết định nhưng sau khi tôi tái hôn chồng cũ khơi kiện yêu cầu tranh chấp quyền nuôi con.Trong quá trình tranh chấp chồng cũ tôi đã bắt con về và không trả để đợi kết quả xét xử.Tuy nhiên, khi 2 lần xét xử chồng cũ tôi đã vắng mặt tại phiên tòa nên đình chỉ vụ án và quyết định trong tờ ly hôn vẫn hiệu nghiệm, tôi là người trực tiếp nuôi dưỡng.


Xin chào luật sư! Nhờ luật sư tư vấn giúp tôi về các thủ tục quy trình thi hành án trong vụ việc tranh chấp quyền nuôi con. Sự việc như sau:Khi ly hôn tôi được quyền trực tiếp nuôi con theo quyết định nhưng sau khi tôi tái hôn chồng cũ khơi kiện yêu cầu tranh chấp quyền nuôi con.Trong quá trình tranh chấp chồng cũ tôi đã bắt con về và không trả để đợi kết quả xét xử.Tuy nhiên, khi 2 lần xét xử chồng cũ tôi đã vắng mặt tại phiên tòa nên đình chỉ vụ án và quyết định trong tờ ly hôn vẫn hiệu nghiệm, tôi là người trực tiếp nuôi dưỡng.Giờ tôi đề nghị nhận lại con nhưng chồng cũ không trả. Tôi dự kiến sẽ yêu cầu thi hành án cưỡng chế để mang con về. Xin cho hỏi:

1. Tôi phải xử lý thi hành án như thế nào? Trình tự và thủ tục ra sao?

2. Quá trình thi hành án có ủy quyền bên thứ 3 hoặc luật sư giải quyết mà không có mặt tôi được không?

Trân trọng cảm ơn!

 

Trả lời tư vấn: Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi yêu cầu tới Công ty Luật Minh gia chúng tôi, vấn đề bạn đưa ra chúng tôi tư vấn như sau:

 

Thứ nhất, về việc cưỡng chế thi hành án

 

Theo bản án của Tòa án thì bạn có quyền trực tiếp nuôi dưỡng con sau ly hôn, nhưng hiện tại chồng cũ của bạn không thực hiện việc giao con cho bạn nuôi dưỡng thì bạn có quyền yêu cầu Cơ quan thi hành án cùng cấp với Tòa án đã giải quyết ly hôn. T rường hợp chồng cũ không tự nguyện chấp hành thì Cơ quan thi hành án có quyền cưỡng chế thi hành, căn cứ Điều 120 Luật Thi hành án dân sự năm 2014 quy định:

 

"Điều 120. Cưỡng chế giao người chưa thành niên cho người được giao nuôi dưỡng theo bản án, quyết định

 

1. Chấp hành viên ra quyết định buộc giao người chưa thành niên cho người được giao nuôi dưỡng theo bản án, quyết định. Trước khi cưỡng chế giao người chưa thành niên cho người được giao nuôi dưỡng, Chấp hành viên phối hợp với chính quyền địa phương, tổ chức chính trị - xã hội tại địa phương đó thuyết phục đương sự tự nguyện thi hành án.

 

2. Trường hợp người phải thi hành án hoặc người đang trông giữ người chưa thành niên không giao người chưa thành niên cho người được giao nuôi dưỡng thì Chấp hành viên ra quyết định phạt tiền, ấn định thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định phạt tiền để người đó giao người chưa thành niên cho người được giao nuôi dưỡng. Hết thời hạn đã ấn định mà người đó không thực hiện thì Chấp hành viên tiến hành cưỡng chế buộc giao người chưa thành niên hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền truy cứu trách nhiệm hình sự về tội không chấp hành án."

 

Trường hợp, khi cơ quan thi hành án làm đủ trình tự thi hành án, buộc chồng cũ của bạn phải thi hành bản án nhưng bản án vẫn không được thi hành thì chuyển toàn bộ hồ sơ qua cơ quan điều tra đề nghị xử lý về hành vi “không chấp hành bản án” theo Điều 380 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định:

 

"Điều 380. Tội không chấp hành án

 

1. Người nào có điều kiện mà không chấp hành bản án hoặc quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật mặc dù đã bị áp dụng biện pháp cưỡng chế theo quy định của pháp luật hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

 

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

 

a) Chống lại chấp hành viên hoặc người đang thi hành công vụ;

 

b) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;

 

c) Tẩu tán tài sản.

 

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng."

 

Thứ hai, việc ủy quyền cho người khác

 

Căn cứ Điều 138 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định:

 

"Điều 138. Đại diện theo ủy quyền

 

1. Cá nhân, pháp nhân có thể ủy quyền cho cá nhân, pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.

 

2. Các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân có thể thỏa thuận cử cá nhân, pháp nhân khác đại diện theo ủy quyền xác lập, thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung của các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân.

 

3. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể là người đại diện theo ủy quyền, trừ trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự phải do người từ đủ mười tám tuổi trở lên xác lập, thực hiện."

 

Như vậy, bạn có thể làm hợp đồng ủy quyền có công công chứng cho một người khác để giải quyết vụ việc cho bạn, trong trường hợp bạn vắng mặt

 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn hỏi và quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp, bạn vui lòng gọi đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi - Số điện thoại liên hệ: 1900.6169 để được hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng.
CV tư vấn: Nguyễn Thị Hằng Nga- Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo