Nguyễn Ngọc Ánh

Chung sống như vợ chồng nhưng không đăng ký kết hôn

Kính chào anh, chị Luật sư;Tôi có khúc mắc cần được tư vấn:Bố mẹ tôi cưới nhau năm 1982, lúc đó mẹ tôi mới 17 tuổi, chưa đủ điểu kiện đăng ký kết hôn. Cũng do lúc đó còn lạc hậu, không am hiểu về pháp luật. Sau đó đến khi đủ tuổi bố mẹ tôi cũng không làm thủ tục đăng ký kết hôn.

Nội dung yêu cầu: Năm 1984: mẹ tôi sinh con đầu lòng (chị gái tôi)Năm 1988: Mẹ tôi sinh ra tôi (con gái thứ 2)Đến năm 1990: bố tôi quan hệ bên ngoài với 1 người phụ nữ khác sinh được 1 cậu con trai. Và sau đó gia đình nhà nội đã đồng ý cho bố tôi đăng ký kết hôn với người phụ nữ này. Gia đình tôi ở Thái Bình còn người đó ở Việt Trì - Phú Thọ. Nên thông tin này họ ngoại và mẹ tôi không hề hay biết. Vì đám cưới không có diễn ra tại Thái Bình.Ngay sau đó thì bố tôi cũng quay về với mẹ tôi và chung sống với nhau đến giờ. Và không hề chung sống với người phụ nữ kia. Nhưng cũng không để ý tới việc giải quyết thủ tục với người phụ nữ này.Năm 1997 mẹ tôi sinh con thứ 3 (em trai tôi).Bản thân tôi cũng không có hiểu nhiều về luật lắm. Trước đây tôi cũng có tìm hiểu, thì thấy là sẽ căn cứ vào thực tế.Nhưng hiện tại, tôi thấy có luật mới: Ngoại tình sẽ bị phạt tù.Vì vậy, tôi muốn hỏi là:- Sư việc của gia đình tôi hiện tại phải xử lý như thế nào. Nếu có phát sinh việc phân chia tài sản sẽ xử lý ra sao vì người phụ nữ kia ko có đóng góp công sức vào việc dựng lên.- Với luật mới này thì có vi phạm vào luật mới như thế nào?Rất mong nhận được sự tư vấn sớm nhất từ quý vị.Tôi xin chân thành cảm ơn!

Trả lời: Cảm ơn chị đã tin tưởng và gửi yêu cầu tới Công ty Luật Minh Gia! Yêu cầu của chị được tư vấn như sau:

Thứ nhất, về quan hệ giữa bố chị với mẹ ruột và người phụ nữ ở Việt Trì – Phú Thọ.

Theo chị trình bày, năm 1990 người bố có quan hệ với người phụ nữ ở Việt Trì – Phú Thọ và hai người đã tiến hành thủ tục đăng ký kết hôn tại địa phương này. Căn cứ Luật hôn nhân và gia đình 1986, mặc dù bố và mẹ chị chung sống và có con chung nhưng hai người chưa tiến hành các thủ tục đăng ký kết hôn.

Vậy, nếu sự kiện đăng ký kết hôn tại Việt Trì được thực hiện theo đúng Chương II Luật hôn nhân và gia đình 1986, và không thuộc các trường hợp cấm kết hôn thì pháp luật sẽ tôn trọng và bảo vệ quan hệ vợ chồng giữa bố chị và người phụ nữ người Việt Trì.

Điều 7. Cấm kết hôn trong những trường hợp sau đây:

“a) Đang có vợ hoặc có chồng ;

b) Đang mắc bệnh tâm thần không có khả năng nhận thức hành vi của mình ; đang mắc bệnh hoa liễu ;

c) Giữa những người cùng dòng máu về trực hệ ; giữa anh chị em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha ; giữa những người khác có họ trong phạm vi ba đời ;

d) Giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi”.

Điều 8.

“Việc kết hôn do Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi thường trú của một trong hai người kết hôn công nhận và ghi vào sổ kết hôn theo nghi thức do Nhà nước quy định.

Việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với nhau ở ngoài nước do cơ quan đại diện ngoại giao của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam công nhận.

Mọi nghi thức kết hôn khác đều không có giá trị pháp lý”.

Tuy nhiên, nếu sự việc kết hôn tại Việt Trì trái quy định của pháp luật, căn cứ Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP, dù bố mẹ chị không đăng ký kết hôn nhưng chung sống với nhau từ năm 1982 nên được pháp luật coi là vợ chồng:

“....

Để thi hành đúng các quy định của Nghị quyết số 35 của Quốc hội, Toà án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp thống nhất hướng dẫn một số điểm sau đây:

1. Theo quy định tại điểm a khoản 3 Nghị quyết số 35 của Quốc hội, trong trường hợp quan hệ vợ chồng được xác lập trước ngày 03/01/1987 (ngày Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 có hiệu lực) mà chưa đăng ký kết hôn, nếu một bên hoặc cả hai bên có yêu cầu ly hôn, thì Toà án thụ lý vụ án và áp dụng quy định về ly hôn của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 để giải quyết vụ án ly hôn theo thủ tục chung. Cần chú ý là trong trường hợp sau khi quan hệ vợ chồng đã được xác lập họ mới thực hiện việc đăng ký kết hôn, thì quan hệ vợ chồng của họ vẫn được công nhận kể từ ngày xác lập (ngày họ bắt đầu chung sống với nhau như vợ chồng), chứ không phải là chỉ được công nhận kể từ ngày đăng ký kết hôn”.

Thứ hai, việc xử lý hành vi chung sống như vợ chồng với người khác theo pháp luật.

Hành vi chung sống như vợ chồng với người khác của người đã có vợ gây ảnh hưởng trực tiếp tới quan hệ hôn nhân được pháp luật bảo vệ, gây ảnh hưởng xấu tới đời sống xã hội. Vì vậy, hành vi trên bị pháp luật nước ta cấm; người vi phạm thì tùy tính chất, mức độ nguy hiểm của hành  vi mà bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Việc xử phạt hình sự hành vi vi phạm chế độ hôn nhân 01 vợ 01 chồng không phải tới khi BLHS 2015 ra đời mà đã được quy định từ rất lâu, cụ thể tại Điều 147 Bộ luật hình sự 1999. Tuy nhiên, nếu người thực hiện hành vi chưa gây ra những hậu quả nghiêm trọng như dẫn tới chết người, là nguyên nhân chính dẫn tới hậu quả ly hôn,...thì chỉ bị xử phạt hành chính và yêu cầu chấm dứt mối quan hệ trên.

Đối với hành vi của bố chị, nếu sự kiện kết hôn vào năm 1990 tại Phú Thọ được pháp luật thừa nhận mà bố chị lại tiếp tục chung sống như vợ chồng với mẹ ruột là hành vi trái pháp luật. Tuy nhiên, theo phân tích trên, nếu hành vi vi phạm pháp luật không gây hậu quả nghiêm như dẫn tới ly hôn,....thì không bị xử lý về hình sự theo quy định của pháp luật.

Nếu quan hệ hôn nhân với người phụ nữ tại Phú Thọ không đạt được mục đích, đời sống hôn nhân trầm trọng thì bố chị có quyền yêu cầu TAND có thẩm quyền cho ly hôn và đăng ký kết hôn với mẹ của chị.

Thứ ba, về giải quyết quan hệ tài sản nữa bố và mẹ của bạn.

Điều 16 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về giải quyết quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn:

“1. Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn được giải quyết theo thỏa thuận giữa các bên; trong trường hợp không có thỏa thuận thì giải quyết theo quy định của Bộ luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

2. Việc giải quyết quan hệ tài sản phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ và con; công việc nội trợ và công việc khác có liên quan để duy trì đời sống chung được coi như lao động có thu nhập”.

Mặc dù không đăng ký kết hôn, nhưng trong quá trình chung sống có phát sinh tài sản chung thì mẹ chị có quyền được chia phần tài sản thuộc sở hữu của mình theo công sức đóng góp,....

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo