Phạm Diệu

Xử phạt làm giả con dấu tài liệu và phương tiện vi phạm hành chính

Chào luật sư, bạn em bị bắt trong khi đang giao dịch mua bán với khách hàng các loại như bằng cao đẳng ,đại học hoặc thạc sĩ. Khi vận chuyển thì đã dùng chiếc xe máy mang tên chị gái là chủ sở hữu.

Bạn em có biết những giấy tờ đó là giá. Như vậy bạn e phạm tới pháp luật không? Hình phạt ra sao và chiếc xe sẽ bị xử lí như thế nào ạ?
 Xin luật sư tư vấn (e xin phép được giấu tên, địa chỉ mong luật sư thông cảm)
 
Xử phạt làm giả con dấu tài liệu và phương tiện vi phạm hành chính
Làm giả con dấu tài liệu
 

Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau: 

 

Về hành vi mua bán giấy tờ giả

 

Theo Điều 342 Bộ luật hình sự 2015 quy định về Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức:

 

Điều 342. Tội chiếm đoạt, mua bán, tiêu hủy con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức

 

1. Người nào chiếm đoạt, mua bán hoặc tiêu hủy trái phép con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức không thuộc tài liệu bí mật nhà nước hoặc bí mật công tác, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

 

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

 

a) Có tổ chức;

 

b) Thu lợi bất chính 10.000.000 đồng trở lên;

 

c) Để349 thực hiện hành vi trái pháp luật;

 

d) Tái phạm nguy hiểm.

 

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.


Theo thông tin của bạn cung cấp thì bạn của bạn đã phạm tội làm giả tài liệu, giấy tờ của cơ quan, tổ chức, bạn em sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam. Với tội danh này, theo quy định tại Khoảng 1, Điều 342 thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm

 

Nếu người bạn này phạm tội thuộc một trong các trường hợp tại Khoản 2 nêu trên thì có thể bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm tùy vào mức độ nghiêm trọng của hành vi vi phạm pháp luật.

 

Về phương tiện vi phạm hành chính

 

Theo quy định tại Điều 14 Nghị định 115/2013/NĐ-CP Quy định về quản lý bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu theo thủ tục hành chính

 

"Giao phương tiện giao thông vi phạm hành chính cho tổ chức, cá nhân vi phạm giữ, bảo quản

 

1. Phương tiện giao thông vi phạm hành chính thuộc trường hợp bị tạm giữ để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nếu tổ chức, cá nhân vi phạm có đủ một trong các điều kiện dưới đây thì người có thẩm quyền tạm giữ có thể giao cho tổ chức, cá nhân vi phạm giữ, bảo quản phương tiện dưới sự quản lý của cơ quan có thẩm quyền tạm giữ:

 

a) Cá nhân vi phạm phải xuất trình sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú hoặc có giấy xác nhận của cơ quan, đơn vị về nơi công tác; nếu tổ chức vi phạm phải có địa chỉ hoạt động cụ thể, rõ ràng được Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận; có nơi giữ, bảo quản phương tiện đáp ứng các điều kiện quy định tại Khoản 2 Điều 6 Nghị định này;

 

b) Tổ chức, cá nhân vi phạm có khả năng tài chính đặt tiền bảo lãnh thì có thể được giữ, bảo quản phương tiện.

 

2. Khi giao phương tiện cho tổ chức, cá nhân vi phạm giữ, bảo quản phải lập biên bản. Biên bản phải ghi rõ tên, số lượng, khối lượng, đặc điểm, chủng loại, nhãn hiệu, xuất xứ, nơi giữ, bảo quản, tình trạng của phương tiện (nếu có) và phải có chữ ký của tổ chức, cá nhân vi phạm và người có thẩm quyền tạm giữ. Biên bản được lập thành hai bản, mỗi bên giữ một bản.

 

3. Cơ quan có thẩm quyền tạm giữ phải thông báo cho Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi đang có phương tiện do tổ chức, cá nhân vi phạm giữ, bảo quản để phối hợp giám sát, quản lý.

 

4. Tổ chức, cá nhân trong thời gian được giao giữ, bảo quản phương tiện được thay đổi nơi giữ, bảo quản nếu có sự đồng ý bằng văn bản của người có thẩm quyền tạm giữ.

 

5. Phương tiện vi phạm trong thời gian được giao cho tổ chức, cá nhân giữ, bảo quản sẽ không được phép lưu hành, giấy chứng nhận đăng ký phương tiện sẽ bị tạm giữ để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt (trừ trường hợp tổ chức, cá nhân vi phạm đã đặt tiền bảo lãnh).

 

6. Trong thời gian được giao giữ, bảo quản phương tiện, nếu tổ chức, cá nhân vi phạm không chấp hành đúng quy định về nơi giữ, bảo quản, tự ý thay đổi nơi giữ, bảo quản phương tiện, sử dụng phương tiện vi phạm được giao giữ, bảo quản trái quy định của pháp luật thì sẽ chuyển phương tiện vi phạm đó về nơi tạm giữ theo quy định; trường hợp để xảy ra mất, bán, đánh tráo, trao đổi, cầm cố hoặc có hành vi định đoạt khác đối với phương tiện thì phải chịu trách nhiệm và bị xử lý theo quy định của pháp luật."

 

Chiếc xe mang tên chị của bạn em sở hữu là phương tiện được bạn em sử dụng để vi phạm pháp luật là phương tiện vi phạm hành chính.

 

Nếu bạn em xuất trình sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú hoặc có giấy xác nhận của cơ quan, đơn vị về nơi công tác và có khả năng tài chính đặt tiền bảo lãnh thì có thể được giữ, bảo quản phương tiện.

 

Trân trọng!      
Luật gia: Mai Anh - Công ty Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo